Review cuốn sách Small Talk – Lắng nghe là nhìn nhận, nó không đơn thuần chỉ là nghe

 Review cuốn sách Small Talk – Lắng nghe là nhìn nhận, nó không đơn thuần chỉ là nghe

Review cuốn sách Small Talk – Lắng nghe là nhìn nhận, nó không đơn thuần chỉ là nghe

Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi lần chúng ta bước chân ra khỏi nhà, việc tạo dựng, làm mới mẻ và phong phú hơn các mối quan hệ xã hội cũng như những cuộc đối thoại xã giao rất cần thiết.

Bất kể nhà lãnh đạo nào cũng chọn lựa một cách kỹ càng về “ chiếc đầu não” cho doanh nghiệp của mình, đó là người lên kế hoạch tài chính, dựa vào khả năng người nắm “ đầu não” của công ty khiến họ cảm thấy an tâm và thoải mái. Những cách cư xử, thái độ của bác sĩ bên cạnh giường bệnh cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân. Những nhà tạo mẫu tóc cũng thật khéo léo bởi kỹ năng ngoại giao đầy thuyết phục, bởi cô gái nào cũng chịu ngồi ngoan trên chiếc ghế mặc cho ai đó làm gì với mái tóc của mình, bằng những vật sắc nhọn.

Khi bắt đầu chúng ta hãy đi từ những điều nhỏ nhặt nhất

Đầu tiên trong cuộc hành trình nâng cao khả năng giao tiếp, Debra ( tác giả của cuốn Small Talk) đã gợi ý cho chúng ta hãy bắt chuyện với người mà chúng ta chẳng hề quen biết ngay trong hoàn cảnh bình thường nhất, hãy tự giới thiệu mình, chủ động kiếm tìm những cuộc đối thoại giữa người khác và duy trì chúng. Nếu bạn vẫn đang loay hoay không biết phải làm như thế nào, phải bắt đầu từ đâu thì đừng lo. Debra đã có ngay cho bạn loạt câu hỏi “bỏ túi” để ra khỏi những khi không khí bỗng lắng xuống khi mà mọi thứ trở nên im lặng bất cứ lúc nào.

Đi kèm đó Debra đã mách chúng ta rất là nhiều tips hay ho trong cuốn sách Small Talk về những điều bạn không nên, hay nên khi chúng ta chuẩn bị bắt đầu mỗi cuộc trò chuyện.

Ví dụ như: Luôn nhớ, và gọi tên người đối diện sao cho đúng cũng là một cách khiến người đối diện thấy được trân trọng, và tạo thiện cảm khá mạnh, đôi khi giao tiếp bằng ánh mắt hay môi cười mỉm cười thân thiện.

Và quan trọng nhất, hãy nhớ rằng, đôi khi có lẽ không chỉ là mỗi bản thân mình cảm thấy lúng túng khi bắt đầu câu chuyện, vì có lẽ người đối diện cũng rất muốn mở lời với bạn, vậy nên hãy cố gắng nắm bắt từng cơ hội, sự chủ động của bạn là bàn đạp để tạo thêm những tình bạn, mối quan hệ mới.

Cuộc trò chuyện nhỏ

Lắng nghe là nhìn nhận, nó không đơn thuần chỉ là nghe

Chúng ta có hai từ listen và hear trong tiếng Anh chúng đều có nghĩa là “nghe” nhưng với hai hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt. Listen là chủ động lắng nghe, thấu cảm và hưởng ứng vào câu chuyện của người đối diện còn hear lại là nghe một cách thụ động, hear đồng nghĩa với việc cố chấp tiếp nhận những thông tin truyền đến tai. Từ “nghe” được đề cập trong cuốn sách trong cuốn sách Small Talk mang nghĩa đầu tiên.

Đối với người chăm chú quan sát trong quá trình lắng nghe là vô hình

Vì mỗi người không thể thấy được sự rung động, chuyển động của tần sóng âm thanh khi đi vào tai của ai đó, và để chắc chắn rằng người khác nghe thấy thông điệp mà ta nói. Vì vậy, sự phản hồi dù chỉ là ít nhất cũng sẽ nói cho người khác biết được, để thấy được bạn có đang chú ý lắng nghe cuộc trò chuyện đó hay không.

Nếu bạn muốn dừng cuộc trò chuyện lại vì bất cứ lý do gì thì bạn nên rút lui một cách lịch sự và không làm tổn thương lòng tự trọng của người khác  

Khi chúng ta muốn kết thúc cuộc trò chuyện với ai đó, hãy ngẫm lại  vì sao mình bắt chuyện với người khác và nhanh chóng chuyển câu chuyện về chủ đề đó. Làm như thế, bạn sẽ có được cuộc trò chuyện ý nghĩa hơn và bạn sẽ dễ dàng rút lui hơn.

Ví dụ như: Sam, khi được trao đổi với một tiền bối nào đó, về những thay đổi trong ngành Kinh tế, thật là tuyệt vời. Nhưng giờ Sam phải ra gặp một đối tác trước khi bữa tiệc kết thúc. Sam nói cảm ơn người vừa trò chuyện với mình vì đã bỏ ra thời gian để chia sẻ kinh nghiệm của cô ấy với mình. Sam đáp lại với lời khen và cả hai bắt tay, Sam gật đầu rồi ra dấu với người tiền bối, sau đó Sam đi về hướng khác. Cuộc trò chuyện nhỏ

Cuộc đối thoại

Cuốn sách Small Talk mà tôi đang cầm trên tay nói về tầm quan trọng của cuộc đối thoại và còn đưa ra rất nhiều bí kíp và kỹ năng xử lí những tình huống phát sinh không kịp trở tay khác trong cuộc nói chuyện, nhưng tự hỏi là làm thế nào để bắt chuyện với một nhóm nhiều người hay duy trì một câu chuyện đang bị đóng băng, những yếu tố nào mang lại thiện cảm và những yếu tố nào không.

Đi kèm với các câu hỏi đó là những tình huống rất thiết thực và những câu hỏi – đáp gợi ý giúp những người dễ ngại ngùng nhất cũng có thể thử vận dụng nó vào chính câu chuyện của mình. Do đó, cuốn sách Small talk – sẽ là cẩm nang rất hữu ích cho những ai đang loay hoay tìm cách cải thiện khả năng giao tiếp để giúp ích cho công việc và cuộc sống.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều cuốn sách bổ ích  tại đây !

Giao tiếp không phải là một tài năng mà là kỹ năng, và mọi kỹ năng đều có thể được rèn luyện

Biết sử dụng kỹ năng giao tiếp để tạo thiện cảm mọi lúc. Sẽ khiến cho công việc trở nên suôn sẻ hơn rất nhiều, giảm tải những lo lắng và dẫn dắt bản thân đến với những mối quan hệ mới và nhiều điều hấp dẫn nữa trong cuộc sống. Với những lời văn giản dị, ngắn gọn và hàm súc cùng với những dẫn chứng tiêu biểu, cuốn sách Small Talk đã giúp tôi và cho nhiều người biết ơn Debra Fine vì đã biến cuộc đối thoại của chúng tôi giống như một tác phẩm nghệ thuật. Hay còn như lời cô ấy nói trong cuốn sách Small Talk là “ thành công trong cuộc trò chuyện”.

Và sau khi đọc Review cuốn sách Small Talk bạn cảm thấy như thế nào, thật thú vị phải không ? Còn chần chừ gì mà không rinh về đọc nào, nhấn vào đây mua ngay nhé !

CTV

Related post