Trách nhiệm đối với hành khách

 Trách nhiệm đối với hành khách
Trách nhiệm đối với hành khách
Hành khách mua vé đi từ Nha Trang vào TP HCM. Trên đường đi có xảy ra vụ đụng xe. Hành khách bị gãy chân và qua đời.
Mình thấy tòa án xử vụ việc này như thế sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của một doanh nghiệp lớn (top 10 công ty vận tải và logistics Việt Nam). Mình cho rằng giữ vững và phát triển thương hiệu quan trọng hơn xây dựng thương hiệu.
(1) Lãnh đạo công ty vận tải và công ty bảo hiểm hành khách phải thăm hỏi hành khách khi chữa trị và khi tổ chức tang lễ. Nghĩa cử như thế mới cho thấy được cái tình;
(2) Công ty vận tải và công ty bảo hiểm hành khách phải trang trải tất cả tiền chữa trị và ma chay cho hành khách ở một mức tối thiểu nhất định. Khi mua vé xe, thì giá vé đã bao gồm phí bảo hiểm. Trừ phi nhà xe không đóng phí bảo hiểm cho hành khách, có thể do muốn đẩy giá vé xuống thật thấp để cạnh tranh với các đối thủ. Nhà xe và công ty đã không cho thấy được cái lý;
(3) Trước tòa, thì có các yêu cầu khác nhau:
(i) phía gia đình nạn nhân đòi 918 triệu đồng tiền chi phí chữa trị, phần thu nhập mất đi và ma chay;
(ii) phía nhà xe bồi thường 23 triệu đồng (#8,5+#14,6); và,
(iii) phía tòa án thì quyết định đồng ý theo “hành vi pháp lý đơn phương” từ phía nhà xe, tức là nhà xe đền 23 triệu đồng. Tòa án đã không nhắc đến bảo hiểm hành khách hay xem xét “hợp đồng” giữa nhà xe và hành khách;
(iv) phía truyền thông, tức là người viết bài báo bên dưới, thì đứng về hành khách (không thấy phỏng vấn nhà xe).

Related post