Nhìn lại lịch sử Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/07

 Nhìn lại lịch sử Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/07

Ngày Thương binh – Liệt sỹ 27/07 đã đi được chặng đường dài. Đúng vào ngày này 75 năm trước (tức ngày 27/07/1947), “Ngày thương binh toàn quốc” lần đầu tiên ra đời. Đây là ngày lễ lớn nhằm tri ân những thương binh và liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ và giành lấy tự do cho dân tộc. Ngày Thương binh Liệt sỹ còn là ngày để chúng ta phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn. Để lớp trẻ hiểu và trân trọng tự do đang có đến từ sự đánh đổi từ mồ hôi, xương máu của những chiến sỹ cách mạng.

Ý nghĩa ngày Thương binh – Liệt sỹ 27/07 là gì?

Những năm tháng kháng chiến đã đi qua. Cách mạng Tháng Tám thành công là mốc son khẳng định cho sự tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam. Trải qua kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ; nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khai sinh. Chiến tranh đi qua để lại nỗi đau chưa thể xóa nhòa bởi dòng thời gian. Biết bao xương máu của các chiến sĩ đã đổ xuống. Có những người cha, người chồng, người con vĩnh viễn không trở về với gia đình.

Nhưng ngày Thương binh Liệt sỹ 27/07 không phải sinh ra để khơi gợi sự thù hằn tầm thường. Ý nghĩa của ngày Thương binh Liệt sỹ cao cả hơn rất nhiều. Đây là ngày để chúng ta không quên lịch sử đã qua, trân trọng sự tự do đang có của hiện tại. Cũng là ngày để Đảng và nhân dân thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với gia đình người có công với cách mạng.

ngày thương binh liệt sỹ

Lịch sử ngày Thương binh Liệt sỹ thế nào?

Hãy cùng nhìn lại một chút về lịch sử ra đời của ngày Thương binh Liệt sỹ để kỷ niệm ngày lễ này:

Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên). Về sau, hội đã phát triển thêm ở Hà Nội và nhiều địa phương khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành hội trưởng danh dự của hội.

Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến bùng nổ trên toàn quốc. Số chiến sỹ và đồng bào bị thương, tử nạn gia tăng. Để cải thiện đời sống nhân dân, ổn định tinh thần của các chiến sỹ cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã đã ban hành nhiều chính sách, chế độ áp dụng cho thương binh liệt sĩ.

Vào 16/02/1947, chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ”. Được biết đây là văn bản pháp quy đầu tiên được ra đời nhằm khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh liệt sỹ và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.

Tháng 6/1947, sau thời gian xem xét, Hội nghị Chính phủ đã chọn ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc.

Đến ngày 27/07/1947, lễ mít tinh “ngày thương binh toàn quốc” lần thứ nhất chính thức tổ chức ở Thái Nguyên.

Tháng 7/1955, ngày “Thương binh toàn quốc” được đổi tên thành “Ngày Thương binh – Liệt sỹ”.

Đến ngày 8/7/1975, sau khi đất nước thống nhất, ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 223/CT-TW chính thức chọn ngày 27/7 thành “Ngày thương binh liệt sĩ” nhằm ghi nhận những hi sinh to lớn của đồng bào, các chiến sĩ cách mạng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

>> Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử “Người Đắk Lắk văn minh – thân thiện – mến khách”

HongLien

Related post