Bơ được đánh giá so với các loài khác là dễ trồng, dễ chăm sóc ,có khả năng thích nghi tốt , chống chịu khá so với bất lợi của môi trường như: hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng.
Thực tế thổ nhưỡng ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên được cho là phù hợp nhất để trồng bơ đạt năng suất cao và chất lượng quả ổn định.
I. YÊU CẦU VỀ SINH THÁI
1, Nhiệt độ, độ ẩm
Nhiệt độ từ 16 đến 25 độ là thích hợp nhất cho cây bơ phát triển. Nhiệt độ tối đa là 33 độ, nếu cao hơn, cây bơ sẽ ngừng sinh trưởng.
Cây bơ thích nghi tốt với ẩm độ không khí từ 70 80%, ẩm độ cao làm cho cây bơ dễ nhiễm bệnh.
2, Lượng mưa
Lượng mưa thích hợp nhất là 1.200 mm/năm, tối thiểu là 1.000 mm/năm.
Bơ cũng cần có thời gian khô hạn để cây ra hoa, tuy nhiên trong thời kỳ đậu trái, nuôi trái thì không được thiếu nước.
Khí hậu có 02 mùa mưa, nắng rất thích hợp cho cây bơ.
3, Đất đai
Cây bơ thích hợp với nhiều loại đất. Tuy nhiên cây cũng cần có các yêu cầu về đất như sau:
Tầng canh tác sâu, tơi xốp, nhiều mùn (>2%).
Mực thủy cấp sâu hơn 1,5 m. Giữ ẩm tốt, thoát nước tốt.
Không nhiễm mặn, pH từ 5,5 6,5.
4, Ánh sáng
II, Các tiêu chí chọn cây giống đạt chuẩn
1, Tiêu chuẩn cây gốc ghép
a, Giống làm gốc ghép
Giống làm gốc ghép là giống trồng tại địa phương, có khả năng tiếp hợp tốt với giống cho chồi ghép và chống chịu tốt với sâu bệnh.
Hạt gieo để làm gốc ghép phải có kích cỡ lớn, lấy từ quả đã già, chín và không còn dính thịt quả. Không lấy hạt từ quả bị bệnh hoặc quả rụng trên nền đất vườn có cây bệnh.
b, Tiêu chí cây gốc ghép
Tên tiêu chí | Yêu cầu |
Hình thái chung | Cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Vỏ thân không có vết trầy xước phạm vào phần gỗ. Phần thân từ vị trí ghép trở xuống gốc và cổ rễ phải thẳng và không có chồi phát sinh |
Bộ lá | Có từ 6 đến 7 lá trưởng thành, các lá có màu xanh đậm |
Đường kính thân | Từ 0,6 cm đến 1,0 cm, được đo tại vị trí cách mặt bầu 20 cm |
Chiều cao | Từ 30 cm trở lên, được đo từ mặt bầu tới ngọn |
Tuổi cây | Từ 3 đến 5 tháng kể từ ngày gieo hạt |
2, Tiêu chuẩn cây lấy chồi ghép
a, Yêu cầu đối với cây lấy chồi ghép
Cây lấy chồi ghép phải là cây đầu dòng hoặc cây trong vườn cây đầu dòng, được chăm sóc tốt, không bị sâu bệnh hại.
Trước thời điểm lấy chồi ghép 20 ngày, không bón phân cho cây.
b, Yêu cầu về chồi ghép
Chồi thuần thục (bánh tẻ) lấy ở phần ngoài tán trên cây đầu dòng hoặc cây trên vườn cây đầu dòng. Không lấy chồi trên cây trong khoảng thời gian trước khi nở hoa 2 tháng.
Sau khi cắt, chồi được xử lý bằng cách cắt bớt phần cuống lá sát thân chồi, tránh cho chồi không bị trầy xước.
Sau khi xử lý đem chồi đi ghép ngay. Trường hợp phải bảo quản, có thể để chồi trong giấy ẩm và đặc trong thùng xốp nhưng không quá 72h.
c, Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn
Tiêu chuẩn | Yêu cầu |
Hình thái chung | Cây sinh trưởng khỏe, thân cây thẳng và vững chắc; vỏ cây không bị tổn thương cơ giới phạm vào phần gỗ. Không có chồi vượt ở phần gốc ghép. Vết ghép đã liền và tiếp hợp tốt. Cây giống phải sạch sâu bệnh, mặt bầu không có cỏ dại |
Vị trí vết ghép | Cách mặt bầu từ 15 cm đến 20 cm |
Bộ lá | Phân thân ghép đã có ít nhất 6 lá; lá ngọn đã thuần thục, cứng cáp. Lá có kích thước và hình dạng đặc trưng của giống |
Đường kính thân | Trên 0,6 cm |
Chiều cao | Từ 40cm – 60cm |
Tuổi cây | Từ 3 – 4 tháng kể từ ngày ghép |
III, Kĩ thuật trồng và chăm sóc ( Tiêu chuẩn VietGAP)
1, Vùng đất để trồng
Vùng trồng bơ áp dụng theo VietGAP phải cách xa các khu vực có thể gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý (khói, bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sinh hoạt khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung, nghĩa trang …).
Trước khi tiến hành sản xuất, người sản xuất phải tiến hành đánh giá các yếu tố trên. Bao gồm hiện trạng sử dụng đất của vùng sản xuất và vùng lân cận và lịch sử trước đó của vùng sản xuất:
- Phải đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm về hóa học và sinh học từ các hoạt động trước đó và từ các khu vực xung quanh. Trường hợp xác định có mối nguy phải có biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả hoặc không tiến hành sản xuất (ví dụ sử dụng thuốc BVTV trước đó không đúng chủng loại, liều lượng, nồng độ, thuốc ngoài danh mục…, ham̀ lượng kim loại nặng, bón phân cao….)
- Đất trồng phải là đất cao, dễ thoát nước, phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bơ.
- Định kỳ hàng năm phải tiến hành lấy mẫu để phân tích, đánh giá các nguy cơ về hóa học, sinh học, vật lí . Việc lấy mẫu phải do người lấy mẫu được cấp chứng chỉ của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp & PTNT cấp, mẫu phải được phân tích tại các phòng thí nghiệm được chỉ định.
- Ở vùng đất quá dốc thì thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn. Trên đất bằng phẳng nên thiết kế hàng theo hướng Bắc Nam để cây luôn có đủ ánh sáng.
2, Kĩ thuật trồng
Thời vụ trồng tốt nhất là đầu mùa mưa (tháng 5 6). Nếu chủ động được nước tưới ta có thể trồng trước mưa khoảng 01 tháng (tháng 4).
Hố trồng, mật độ, khoảng cách: thiết kế khoảng cách 6 m x 8 m (208 cây/ha).
Hố đào 60 x 60 x 60 cm bón lót mỗi hố 14 kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh), 0,5 kg lân super, 0,5 kg vôi, trộn đều với lớp đất mặt rồi cho vào hố, lấp lại, 15 ngày sau thì tiến hành trồng cây.
Nên trồng bơ trên mô cao hơn mặt đất 30 40cm.
Dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nylon, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10 cm, đặt mặt bầu bằng mặt mô đất, ngọn quay về hướng gió chính và lấp đất 1/2 bầu cây, rút túi nylon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất.
Nên trồng xen kẽ các giống nhóm cây họ đậu, các cây chắn gió tạm thời, các cây chắn gió lâu dài
Bơ mới trồng rất cần che nắng, cắm cọc để giữ cây đứng thẳng.
3, Chăm sóc
a, Phân bón
Phải sử dụng phân bón và chất bổ sung được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Nếu sử dụng phân gia súc, gia cầm làm phân bón thì phải ủ hoai mục và kiểm soát hàm lượng kim loại nặng theo quy định.
Sử dụng phân bón theo nhu cầu của cây bơ, kết quả phân tích các chất dinh dưỡng trong đất, giá thể hoặc theo quy trình đã được khuyến cáo của cơ quan có chức năng.
Phân bón và chất bổ sung phải giữ nguyên trong bao bì; nếu đổi sang bao bì, vật chứa khác, phải ghi rõ và đầy đủ tên, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng như bao bì ban đầu.
Một số loại phân bón và chất bổ sung như: amoni nitrat, nitrat kali, vôi sống phải được bảo quản tránh nguy cơ gây cháy, nó, làm tăng nhiệt độ.
Các trang thiết bi,̣ dụng cụ phục vụ phối trộn, bón phân… phải được vệ sinh sau mỗi lần sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên nhằm giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.
Sau từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ sản xuất. Nếu xác đinh có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ ̣t ̣gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm.
Năm | Lượng phân/ha | ||||
Urê (kg) | Lân super(kg) | Kali Clorua (kg) | Vôi (kg) | Hữu cơ hoai mục (tấn) | |
Năm 1 | 63 | 104 | 42 | ||
Năm 2 | 104 | 156 | 83 | ||
Năm 3 | 156 | 204 | 156 | 145 | 3 |
Năm 4 | 208 | 250 | 208 | 145 |
Lần 1: Bón 30% đạm + 100% lân + 40% kali. Bón vào khoảng tháng 4 hàng năm.
Lần 2: Bón 30% đạm + 20% kali. Bón vào khoảng tháng 7.
Lần 3: Bón hết lượng phân còn lại. Bón vào khoảng tháng 10.
Cách bón: Đào sâu 10 15 cm, cách gốc 30 40 cm, rải phân đều và lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm cho cây.
Hàng năm nên bổ sung phân bón lá cho cây để thúc đẩy cây bơ sinh trưởng .
Thời kỳ kinh doanh: Từ năm thứ 5 trở đi lượng phân bón như sau: 5 tấn phân chuồng hoai mục, 208 kg phân urê, 250 phân lân, 208 phân kali, 145 kg vôi. Tùy theo tình hình sinh trưởng và năng suất của cây mà ta bón lượng phân cho phù hợp hàng năm.
Giai đoạn kinh doanh có thể chia là 04 lần bón.
Lần bón | Hữu cơ(%) | Urê (%) | Lân nung chảy (%) | Clorua kali (%) | Vôi (%) | Thời điểm bón |
1 | 100% | 30 | 100 | 20 | 100 | Sau thu hoạch |
2 | 30 | 20 | Trước ra hoa 01 tháng | |||
3 | 30 | 30 | Sau khi thụ phấn 02 03 tháng tùy giống | |||
4 | 10 | 30 | Trước thu hoạch 01 tháng |
Hàng năm cũng cần bổ sung thêm vôi cho cây từ 2 3 kg/gốc.
b, Tưới và tủ gốc
Nước tưới cần dựa trên nhu cầu của cây bơ và độ ẩm của đất. Cần áp dụng phương pháp tưới hiệu quả, tiết kiệm như: nhỏ giọt, phun sương và thường xuyên kiểm tra hệ thống tưới nhằm hạn chế tối đa lượng nước thất thoát và rủi ro tác động xấu đến môi trường.
Nước tưới (gồm cả nước mặt và nước ngầm) có ham̀ lượng kim loại nặng không vượt quá giới hạn tối đa cho phép. Nước sử dụng sau thu hoạch đạt yêu cầu theo quy đinh ̣.
Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng tưới nhiều lần. Trong mùa khô kết hợp tủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón phân trong mùa khô. Việc tưới quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm đứt rễ non, cây không phát triển hoặc chết
c, Tỉa cành, tạo tán, làm cỏ
Tiến hành 02 03 lần/năm giai đoạn KTCB hoặc 01 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng, không nên để cây cao quá 06 m.
Nên bỏ hoa ra trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Ở cây còn nhỏ, chưa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu nước, tỉa không hợp lý đôi khi cây ra lệch mùa so với đặc tính giống.
Làm cỏ: Trong mùa mưa làm sạch cỏ 03 04 lần theo băng trên hàng hoặc theo từng gốc. Sau lần làm cỏ cuối mùa mưa, tủ quanh gốc cho cây bơ bằng cỏ khô, tàn dư cây họ đậu, cây chắn gió tạm thời… Lưu ý tủ chừa cách gốc 15 20 cm.
IV, Phòng chống sâu bệnh hại chính
1. Biện pháp canh tác kỹ thuật:
Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ, chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, giống có nguồn gốc, xuất xứ rõràng. Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh.
Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe). Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh. Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng.
2. Biện pháp sinh học:
Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh. Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…
3. Biện pháp vật lý:
Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6; bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng Dùng bẫy cào đuổi bắt ruồi vào buổi sáng sớm
4. Biện pháp hóa học:
Đảm bảo đúng theo những quy định trong sản xuất áp dụng theo ViệtGAP.