Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của người dân ngày càng tăng lên. Cũng vì thế mà sự tiếp cận đến công nghệ thời nay đã tốt hơn xưa rất nhiều. Từ đó, những trò chơi giải trí mới đã xuất hiện cùng với cái tên trò chơi điện tử. Trước kia trò chơi dân gian sẽ chiếm trọn thời gian giải trí của các em nhỏ. Nhưng đến nay trò chơi phổ biến nhất của trẻ em luôn gắn liền với chiếc điện thoại.
Tôi nhớ lại lúc mình còn nhỏ… Vào điểm đó cứ sau mỗi lần tan học thì lũ trẻ trong xóm lại tụ tập với nhau, những âm thanh trong lúc vui đùa, tiếng cười nói làm rộn ràng cả một vùng quê.
Bắn bi, trò chơi kinh điển mà bất cứ đứa trẻ nào vào thời điểm đó đều phải trải qua. Công cụ để chơi bi rất đơn giản, chỉ là những viên bi có hình cầu có đường kính khoảng 0,5 cm đến hơn 1 cm nhưng cá biệt có thể lớn hơn. Bi có thể làm từ đất nung (có thể sơn các màu sặc sỡ), gạch, đá hoặc thủy tinh bằng phương pháp thủ công hay sản xuất công nghiệp. Về kỹ thuật chơi thì ở hai miền sẽ có các kỹ thuật khác nhau:
- Ở miền Bắc: Kẹp viên bi giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, móng của ngón giữa tiếp xúc với đốt ngón tay cái. Nhằm về mục tiêu rồi bật ngón tay trỏ cho viên bi bắn ra
- Ở miền Nam: Bi được bắn bằng 2 tay, tay trái ngón cái, trỏ và giữa kẹp viên bi, tay phải ngón cái chấm đất ngón giữa đặt sau viên bi, nhắm mục tiêu rồi bật ra. Kỹ thuật bắn này có độ chính xác lên đến 10 mét.
Còn về luật chơi thì khá phong phú và có nhiều biến thể: bi 7 lỗ, bi 1 lỗ, bi kích, bi hào và bi biển. Mỗi loại có một luật chơi riêng.
Nhảy dây, nếu bắn bi là trò chơi dành cho bọn con trai thì nhảy dây lại là sự lựa chọn của con gái.Tùy vào hình thức chơi nhảy dây, có thể sử dụng dây chơi kết bằng thun, nilon hoặc dây đay, vải sợi to, xơ dừa, chạc. Về kỹ thuật chơi thì được chia thành nhiều loại:
Chơi dây theo cá nhân: Đây là cách chơi tính thành tích theo từng cá nhân người chơi. Mỗi người chơi lần lượt thực hiện lượt chơi của mình. Thành tích được tính bằng số lần người chơi nhảy qua được dây cộng lại mỗi lượt. Người thắng là người có số lần nhảy nhiều nhất.
Chơi dây theo đôi: Chia người chơi thành đội, hai người chơi là một đội cùng thực hiện chơi một lúc. Hai trẻ cùng nhảy chung một dây. Một trẻ tay cầm đầu dây và cổ tay quay đều sợi dây qua đầu. Trẻ thứ hai chờ cho dây quay xuống phía dưới và nhảy thật nhanh vào trong dây.
Chơi dây theo nhóm: Đây là cách chơi với số lượng người chơi lớn. Oẳn tù tì ban đầu để chọn ra hai người thua cuộc vào vị trí quăng dây. Trẻ nào để dây chạm vào chân thì phải ra thay thế cho 2 trẻ đang làm nhiệm vụ đứng quay dây cho các bạn nhảy.
Thả diều, đây là trò chơi ưa thích của cả con trai và con gái. Khi mùa hè đến là lúc mùa thả diều bắt đầu.
Thả diều là trò chơi mà người chơi sẽ tận dụng sức gió và cuộn dây dài để giữ cho diều lơ lửng trên không trung.
Diều thường có nhiều hình dạng rất phong phú như hình chim, hình bướm, hình chuồn chuồn, hình cá mập có màu sắc rực rỡ và vui mắt.
Diều có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp, kích cỡ nhỏ đến lớn, có khi dài đến hàng chục mét.
Đối với người chơi diều, điều cơ bản nhất là phải biết cách buộc dây diều bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đối với độ cân bằng và chất lượng của diều.
Diều bay cao hay thấp phụ thuộc vào người điều khiển, điều khiển khéo thì diều mới thăng bằng và bay êm được. Diều bay càng cao thì càng đẹp và càng khó để rơi xuống.
Trò chơi dân gian giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết… Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn. Nhưng trò các trò chơi dân gian lại cần nhiều người tham gia. Trong khi cuộc sống hiện đại khiến phụ huynh có rất ít thời gian cho con cái nên việc áp dụng hình thức giải trí ngày càng ít đi.
Quay về thực tại, sự hiện diện của điện thoại thông minh (smart phone) với những trò chơi điện tử đang là thứ khiến trẻ em dành nhiều thời gian. Sự xuất hiện của các tựa game mới đáp ứng được nhu cầu kết nối với mọi người trong khi chỉ cần ngồi một chỗ. Sự tiện lợi này làm cho ngày càng nhiều trẻ em lựa chọn hình thức giải trí này. Trong đó có một số tựa game phổ biến:
Liên Minh Huyền Thoại: Là một trò chơi video đấu trường trận chiến trực tuyến nhiều người chơi được Riot Games phát triển và phát hành trên nền tảng Windows và MacOS. Trong Liên Minh Huyền Thoại, mỗi người chơi được gọi là một “triệu hồi sư” (summoner), điều khiển một nhân vật, gọi là “tướng” để đối đầu với một đội những người chơi khác hoặc các đối thủ máy tính. Trong chế độ chơi truyền thống, mục tiêu cuối cùng của một đội là phá hủy nhà chính của đội đối phương – công trình nằm trong lòng căn cứ của đối phương và được những công trình khác bảo vệ.
Đến tháng 1 năm 2014, có 67 triệu người chơi Liên Minh Huyền Thoại mỗi tháng, 27 triệu người mỗi ngày, và hơn 7,5 triệu người cùng lúc trong những thời điểm cao nhất. Đây được coi là một trong những tựa game thành công nhất mọi thời đại.
Và các trò chơi điện tử mới luôn được cập nhật rất nhanh để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Trò chơi điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người chơi:
- Phản xạ nhanh hơn, tay và mắt phối hợp tốt hơn.
- Cải thiện tư duy, rất tốt cho những người làm về chiến lược và sáng tạo.
- Kiên trì hơn, biết cách phối hợp trong làm việc nhóm.
- Chơi game nhiều bạn sẽ trở nên quyết đoán hơn.
Trò chơi dân gian và trò chơi điện từ là hai thứ không đối lập nhau. Vì thế, việc kết hợp được cả hai hình thức giải trí sẽ giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Trò chơi dân gian giúp trẻ kết nối trực tiếp với mọi người, giúp trẻ hoạt động nhiều hơn. Còn trò chơi điện tử giúp trẻ được tiếp cận với công nghệ từ sớm, tạo bước đệm tốt cho sau này.
—TAD—