Top 3 nhạc sĩ sinh ở Daklak: Có người đã thành huyền thoại!

 Top 3 nhạc sĩ sinh ở Daklak: Có người đã thành huyền thoại!

Bạn có biết, nhiều nhạc sĩ sinh ở Daklak đã thành danh. Thậm chí, có những người đã đi vào huyền thoại và cuộc đời họ được dựng thành phim. Dưới đây là 3 nhạc sĩ nổi tiếng nhất đã cất tiếng khóc chào đời trên mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió.

Y Moan Ênuôl

Nghệ sĩ nhân dân Y Moan (hay Y Moan Ênuôl) là một huyền thoại âm nhạc bất diệt đối với xứ cà phê. Ông có tên thật là Y Bliêo, sinh ngày 6/9/1957 và mất ngày 1/10/2010. Ông ra đời trong một gia đình nhà nông người Ê Đê tại huyện M’Drắk, Đắk Lắk. Vì hoàn cảnh gia đình, ông đã phải bỏ học từ cuối năm lớp 6 để phụ giúp cha mẹ làm nương rẫy.

Đến năm 1975, ông tham gia Đoàn văn công giải phóng Đắk Lắk. Tại đây, ông trở thành sĩ hát chính. Bốn năm sau đó, NSND Y Moan được nhạc sĩ Nguyễn Cường phát hiện và bồi dưỡng tài năng. Cũng từ đó, sự nghiệp của Y Moan đã bắt đầu vượt khỏi buôn làng, vươn ra các tỉnh thành Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ông được biết đến như một ca sĩ, nhạc sĩ gắn liền với Tây Nguyên và đã từng biểu diễn tại các nước: Đức, Hàn Quốc, Triều Tiên, Pháp,…

Hành trình âm nhạc của cố nghệ sĩ được gắn liền với những bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Cường như “Ly cà phê Ban Mê”, “Anh muốn sống bên em trọn đời”,… Bên cạnh đó, ông cũng có nhiều bài ca để đời gắn với Tây Nguyên, tiêu biểu là Bài ca quê hương và Đi chơi với gió.

Y Moan đã trở thành niềm tự hào của Đắk Lắk. Cũng chính vì những cống hiến trong suốt cuộc đời mình, Đắk Lắk đã lấy tên Y Moan Êñuôl để đặt cho một con đường tại phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Dương Cầm

Dương Cầm là một nhạc sĩ sinh ở Daklak vào năm 1988. Anh tên thật là Đỗ Ngọc Cầm. Trong sự nghiệp của mình, Dương Cầm từng đạt 2 giải thưởng lớn là Nhạc sĩ của năm và Nhà sản xuất của năm. Có thể nói, Dương Cầm là một nhạc sĩ giàu sức sáng tạo với nhiều ca khúc tiêu biểu. Trong đó, bài hát “Mong Anh Về”, “Biển và ánh trăng” và “Trả lại cho em” là các ca khúc nổi tiếng nhất của anh.

Trịnh Công Sơn

Sắp tới đây, cuộc đời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ được đưa vào phim và công chiếu qua hai tác phẩm “Em và Trịnh” – “Trịnh Công Sơn”. Một phần về cuộc đời người nhạc sĩ tài hoa sẽ được hé lộ khiến nhiều người háo hức đón chờ.

Không phải ai cũng biết, Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ sinh ra tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk vào ngày 28/2/1939. Mặc dù nguyên quán tại Huế, nhưng Trịnh Công Sơn cũng có những năm tháng gắn liền với vùng đất Tây Nguyên.

Trong 4 năm đầu đời, Trịnh đã sinh sống trên mảnh đất đỏ bazan. Có lẽ cũng vì thế mà âm nhạc của ông đã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi sự hoang sơ pha chút bãng lãng, mịt mù của vùng đất Tây Nguyên lúc bấy giờ. “Phúc âm buồn” có lẽ là ca khúc phản ánh chân thực nhất sức ảnh hưởng của Tây Nguyên đối với ông. Sau một thời gian rời Đắk Lắk theo cha mẹ về đất Huế, Trịnh Công Sơn quay trở lại vùng đất Tây Nguyên để dạy học tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Những năm tháng dạy học vào năm 1965 cũng là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ thiên tài sáng tác những ca khúc phản chiến (hay nhạc da vàng).

HongLien

Related post