Tuần thai thứ 4

Tuần thai thứ 4: Giai đoạn khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của bé yêu

Đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì lúc này, hệ tuần hoàn và tim của bé đã bắt đầu hình thành. Nhưng kích thước của bé cũng chỉ bằng một hạt mè hoặc một hạt hoa anh túc, hình dáng như một chú nòng nọc nhỏ.

Sự phát triển của bé trong tuần thai thứ 4

Trong tuần thai thứ 4, phôi thai phát triển một cách mạnh mẽ trong tử cung. Tại thời điểm này, bé trông giống như một chú nòng nọc con nhỏ xíu hơn là một con người, gồm có ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì, để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.

Lớp ngoài cùng (ngoại bì) là nơi hình thành ống thần kinh cùng não bộ, dây thần kinh, tủy sống và xương sống. Đây cũng là nơi sẽ tạo ra tóc, móng, da tuyến vú, men răng và mồ hôi của bé.

Trong khi đó, hệ tuần hoàn và tim sẽ hình thành ở trung bì. Lúc này, trái tim của bé cũng bắt đầu phân chia và đập cũng như bơm máu. Trung bì cũng là nơi hình thành cơ bắp, xương, sụn, mô dưới da.

Các cơ quan như phổi, hệ thống tiết niệu đơn giản, tuyến giáp gan, tuyến tụy, ruột sẽ hình thành tại lớp nội bì. Cùng lúc này, dây rốn và nhau thai cũng hoạt động để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho bé. Và bé bắt đầu được bảo vệ bởi các màng ối đầy nước ối bao quanh.

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ của tuần thai thứ 4

Đây là lúc mẹ có những cảm nhận rõ rệt hơn về sự hiện diện của bé trong cơ thể. Cuộc sống sẽ bắt đầu có một chút xáo trộn khi mẹ xuất hiện những dấu hiện thai nghén đầu tiên như:

– Buồn nôn

– Hiện tượng nghén, nhạy cảm với một số mùi hương hoặc các loại thức ăn

– Cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ

– Ngực có cảm giác căng, đau tức và thay đổi kích thước.

– Chóng mặt, đau đầu.

– Tính tình thay đổi ,dễ cáu gắt.

– Đầy hơi và ợ nóng..

Ở thời điểm này, mẹ nên đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ sản khoa để xin tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Hãy ghi lại những thắc mắc của mình và hỏi bác sĩ kỹ càng. Mẹ cần nói rõ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để giúp bác sĩ xác định chính xác ngày sinh dự kiến. Ngoài ra, mẹ cần nói rõ bệnh lý của bản thân và gia đình hai bên để các bác sĩ đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất.

Thời gian này, một số mẹ có thể bị giảm cân nhưng đừng quá lo lắng vì đây là hiện tượng thường gặp trong thời kỳ đầu mang thai. Cân nặng của mẹ sẽ tăng từ từ trong những tháng tiếp theo. Trong thời điểm này, mẹ nên trữ cho mình những món ăn vặt yêu thích để ăn khi đói hoặc để kiểm soát những cơn buồn nôn.

Không chỉ sinh lý mà tâm lý của mẹ cũng sẽ có những thay đổi như cảm xúc buồn vui thất thường, hạnh phúc, háo hức vì biết mình đã làm mẹ, nhưng cũng thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an.

Với những mẹ thường xuyên tập thể dục, vận động thì vẫn có thể duy trì hoạt động này nhưng nên chọn các môn nhẹ nhàng như yoga, aerobic dưới nước hoặc bơi lộ, đi bộ nhẹ nhàng… Việc tập thể dục sẽ giúp mẹ tăng cường sức khỏe, giảm stress và giúp mẹ sinh nở một cách dễ dàng hơn sau này. Việc này nên duy trì cả ở những tháng tiếp theo của thai kỳ.

Lưu ý bổ ích dành cho Mẹ trong tuần thai thứ 4

+ Chỉ nên sử dụng que thử thai vào buổi sáng sớm trong lần đi tiểu đầu tiên trong ngày. Thực hiện đúng quy trình được hướng dẫn.

+ Nếu nghi ngờ có thai mà que thử chưa lên, mẹ hãy đi xét nghiệm máu. Đây là cách làm chính xác nhất để biết bạn đã thật sự mang thai chưa.

+ Trong tuần này, mẹ cần tránh tiếp xúc với các độc tố, tia X – quang, các chất kích thích… để tránh nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho bé.

>> Tuần thai thứ 1: Bước chuẩn bị trước khi mang thai của mẹ

>> Tuần thai thứ 2: Cơ thể mẹ đã sẵn sàng để đón nhận sự hình thành của bé

>> Tuần thai thứ 3: Một thiên thần nhỏ đang hình thành trong bạn

Exit mobile version