Chuẩn bị trước khi mang thai là bước quan trọng để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Vậy mẹ bầu cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai? Xem ngay bài viết được tư vấn bởi chuyên gia Phương Thúy của Momcare24h.
Chăm sóc Bé sơ sinh và Chăm sóc sau sinh cho Sản Phụ ngày càng được chú trọng, và việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà vẫn là vấn đề cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu. Mẹ sẽ tìm được những thông tin hữu ích, giúp cho cuộc sanh và việc chăm sóc sau sinh trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro sau sinh cho Mẹ và Bé. Đồng thời, Mẹ cũng có những sự lựa chọn phù hợp cho công cuộc phục hồi sức khỏe và làm đẹp sau sinh của mình.
Gọi là tuần thai thứ 1 nhưng thật ra thời điểm này thai nhi chưa thực sự hình thành. Lúc này, cơ thể của mẹ đang làm việc chăm chỉ để chuẩn bị cho ngày rụng trứng. Mẹ mang thai nhưng trứng chưa được thụ tinh, điều này nghe có vẻ không đúng và phi lý. Nhưng sự thật thì đúng là như vậy, bởi khi tính tuổi thai bác sỹ thường lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để làm ngày bắt đầu thai kỳ.
Trong hai tuần tiếp theo sự rụng trứng sẽ không diễn ra nên không thể có hiện tượng thụ tinh tạo phôi thai. Vậy nên, trong tuần thai thứ nhất, mẹ có thể vẫn đang có kinh và tất nhiên em bé chưa hình thành. Như vậy, lúc này chưa có gì để nói về sự phát triển của thai nhi mà điều quan trọng là mẹ nào đang muốn có em bé phải chuẩn bị về mặt tâm lý, sinh lý để tăng khả năng thụ thai.
Đầu tiên, mẹ đánh dấu thời điểm bắt đầu và kết thúc của kỳ kinh để theo dõi trong vài tháng. Điều này sẽ giúp mẹ lên kế hoạch cụ thể về thời điểm giao hợp cũng như chế độ ăn uống để làm tăng khả năng thụ thai.
Những điều mẹ cần làm để có khả năng thụ thai cao hơn
1.Tính ngày rụng trứng
Tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt, trứng sẽ rụng vào khoảng 14 ngày tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Cũng có chu kỳ ít hoặc nhiều hơn 28 ngày. Thì thời điểm rụng trứng cũng có sự chênh lệch trước hoặc sau 14 ngày. Và thời điểm tốt nhất để giao hợp là trong khoảng 72 giờ trước và 24 giờ sau khi trứng rụng. Thời gian trứng sống khoảng 24h, còn tinh trùng sẽ tồn tại khoảng 7 ngày.
Đó là lý do vì sao mẹ nên theo dõi kỳ kinh để canh ngày trứng rụng và giao hợp để chuẩn bị tinh binh nhằm làm tăng khả năng thụ thai.
2.Tinh thần thoải mái , giảm stress
Đây là một yếu tố quan trọng, đòi hỏi cả bố và mẹ cùng ghi nhớ để chuẩn bị trước khi mang thai. Áp lực công việc, tinh thần căng thẳng, sử dụng điện thoại thường xuyên cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và trứng. Vì vậy, bố và mẹ nên giữ cho mình tinh thần thoải mái, tạo không khí lãng mạn, thường xuyên du lịch nghỉ dưỡng, hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ sẽ giúp cho quá trình thụ thai được dễ dàng hơn.
3.Bổ sung vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thai nhi. Bố và mẹ cần bổ sung thêm các loại vitamin như: axic frolic,sắt, vitamin C, B6,B12, canxi, Protein, Omega – 3…
Các vitamin có nhiều trong các loại rau củ có màu xanh đạm, màu vàng hoặc cam như: súp lơ, cà rốt.. ăn nhiều cá hồi,thịt bò, thịt gà, các sản phẩm từ sữa, và đặc biệt là mầm đậu nành.
4.Tránh xa chất kích thích và thức ăn ngọt
Một điều nữa rất quan trọng là nếu mẹ có kế hoạch mang thai thì cần phải dừng ngay việc uống rượu bia, cũng như các thức uống có chứa caffein, không hút hoặc ngồi gần người hút thuốc. Về chế độ ăn uống, mẹ nên tránh xa những loại thực phẩm có chứa chất Carbs xấu như: bánh ngọt, bánh quy, bánh mì trắng… như vậy sẽ giúp đường huyết ổn định và tăng khả năng thụ thai.
Mẹ cũng nên tránh các chất béo bão hòa có trong đồ ăn nhanh, bơ thực vật… để không bị tăng nồng độ cholesterol trong máu. Ngoài ra mẹ cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhằm tăng cường sức đề kháng, độ dẻo dai cơ thể, lối sống lành mạnh cũng sẽ làm tăng khả năng thụ thai.