Táo bón ở trẻ em và những điều cần biết
Táo bón là một bệnh rất hay gặp ở trẻ em nên vì vậy nhiều bật phụ khuynh thường chủ quan với căn bệnh này. Từ đó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng dành cho trẻ. Vì vậy bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này để phòng tránh cũng như đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp nhất.
Táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng đi ngoài không thường xuyên, phân to cứng, đau và khó khăn khi đi ngoài kèm theo đi ngoài phân són. Theo tiêu chuẩn, một trẻ được chẩn đoán là táo bón khi có ít nhất hai trong số các triệu chứng sau trong vòng 1 tháng (đối với trẻ < 4 tuổi), 2 tháng (đối với trẻ > 4 tuổi):
- Đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần.
- Ít nhất một lần són phân mỗi tuần ở trẻ đã tự đi ngoài được.
- Đã từng nhịn, đau và gặp khó khăn khi đi ngoài.
- Có khối phân lớn trong trực tràng.
Tại sao trẻ lại bị táo bón?
Trẻ bị táo bón bởi 2 nguyên nhân là: tón bón thực thể và tón bón cơ năng.
Táo bón thực thể
Trẻ bị táo bón do tổn thương bẩm sinh ở đường ruột hoặc hệ thần kinh, khiến việc bài xuất phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Các bệnh lý thường gặp như phình đại tràng bẩm sinh, bán tắc ruột, hẹp đại tràng, bại não, suy giáp…
Nguyên nhân này thường gây táo bón mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm nếu trẻ không được điều trị. Ngoài táo bón, trẻ có thể gặp phải những triệu chứng như nôn ói nhiều, đau bụng âm ỉ, bụng trướng hơi, đi ngoài ra máu…
Đây là loại táo bón rất nguy hiểm ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời. Ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ về sau này.
Táo bón cơ năng
Có đến 90 – 95% trường hợp táo bón ở trẻ em là táo bón cơ năng. Khi đó, trẻ bị táo bón trong thời gian ngắn rồi tự hết. Táo bón cơ năng thường không gắn với các triệu chứng khác ở đường tiêu hóa, không có tổn thương đường ruột và các cơ quan khác.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón cơ năng:
– Dinh dưỡng không hợp lý:
Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh táo bón ở trẻ. Sử dụng quá nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều đạm (protein), tinh bột, thiếu chất xơ (rau, củ, quả), uống ít nước,… kéo dài khiến phân khô, khó bài xuất ra ngoài. Đặc biệt, nhiều bậc cha mẹ thường có thói quen cho con ăn bột quá sớm hoặc bột quá đặc cũng có thể làm gia tăng tình trạng bệnh.
– Yếu tố tâm lý:
Đây là một nguyên nhân mà không phải phụ huynh nào cũng chú ý. Nhưng thực tế, nó lại gây tác động mạnh đến hệ tiêu hóa ở trẻ, khiến trẻ dễ bị táo bón hơn. Đặc biệt, yếu tố tâm lý tác động mạnh đến:
- Những trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học, trẻ nhịn đi ngoài vì ngại với bạn bè, sợ thầy cô
- Nhà vệ sinh không sạch, ở xa
- Trẻ mải chơi nên bỏ qua đến nhu cầu đi vệ sinh khi cần.
Việc nhịn đi ngoài khiến phân ở lâu trong đường ruột, bị hấp thu bớt nước làm phân khô và khó bài xuất, dần dần trẻ càng khó đi ngoài.
Hậu quả táo bón ở trẻ em:
Phát triển không đồng đều về trí tuệ và thể chất
Khi trẻ bị táo bón, trẻ thường hay bỏ bữa, biếng ăn. Giảm hấp thu chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm phát triển về thể chất và trí tuệ hơn so với trẻ bình thường.
Chứng sợ ăn
Mỗi khi ăn vào lại nghĩ đến việc ăn xong sẽ phải đi vệ sinh. Điều này khiến nhiều trẻ bị ám ảnh, sợ ăn. Bên cạnh đó việc ăn vào nhưng không đi đại tiện được thường gây cảm giác đầy chướng bụng. Kết hợp cả 2 điều trên tạo ra chứng sợ ăn ở cả trẻ em mắc chứng táo bón.
Tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn trực tràng
Phân ở trẻ bị táo bón thường khô, cứng với lượng độc tố cao trong đó có chất gây ung thư, tuy biến chứng này hiếm gặp nhưng khi xảy ra sẽ rất nguy hiểm. Mặc dù tình trạng này thường gặp ở người lớn tuy nhiên trẻ em vẫn có nguy cơ mắc phải.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa
Phần lớn những trẻ bị táo bón thường dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng, rối loạn nhu động ruột, rối loạn tiêu hóa…
Suy kiệt
Suy kiệt, suy dinh dưỡng là hậu quả của táo bón ở trẻ. Điều này có lẽ không cần bàn cãi. Việc táo bón thường xuyên lâu ngày, không được điều trị sẽ dẫn đến việc trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, gầy còm, thiếu máu.
Lời khuyên từ bác sĩ:
1. Đối với táo bón thực thể:
Cần đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để khám và điều trị nhanh nhất, không được tự ý điều trị tại nhà. Việc điều trị tại nhà có tác dụng hỗ trợ phác đồ điều trị của bác sĩ chứ không được xem như phương pháp điều trị chính.
2. Đối với tón bón cơ năng:
Phòng và điều trị bằng chế độ ăn cân bằng và bổ sung các thực phẩm các tác dụng nhuận tràng như:
– Mật ong: Đây là dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp cho khối phân mềm và ẩm ướt khi đi qua hệ tiêu hóa. Mật ong hoạt động như một chất bôi trơn kích thích ruột đẩy phân ra ngoài. Bạn có thể dùng 50g cà rốt rửa sạch, xay nhuyễn, thêm 150ml nước, đun nhỏ lửa. Sau đó, thêm 25ml mật ong, khuấy đều, dùng 2 lần/ngày.
– Khoai lang: Cả củ và lá khoai lang đều giúp chữa táo bón nhờ tác dụng nhuận tràng tự nhiên. Bạn có thể lựa chọn một trong 2 cách sau:
- Cách 1: Lấy 1 củ khoai lang sống, gọt vỏ, cho vào cối giã nát. Chế thêm 1 bát nước sôi vào, khuấy đều, gạn lấy nước cốt uống vào buổi sáng.
- Cách 2: Lấy 60g lá khoai lang tươi nấu canh hoặc nước uống.
Cung cấp đủ nước cho trẻ:
– Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi
Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột công thức pha đúng theo tỷ lệ hướng dẫn trên hộp, thì không cần uống nước. Tuy nhiên nếu trẻ ra nhiều mồ hôi do còi xương, hoặc đi ngoài phân táo bón, thì cho trẻ uống thêm 100-200 ml nước một ngày.
– Trẻ 6-12 tháng tuổi
Trẻ em tuổi này có nhu cầu nước khoảng 100 ml trên mỗi kg cân nặng cơ thể, một ngày (kể cả sữa). Ví dụ trẻ nặng 8 kg cần 800 ml nước, nếu bé uống được 600 ml sữa thì cần bổ sung 200 ml nước một ngày dưới dạng nước đun sôi để nguội, nước quả tươi, nước rau luộc…
– Trẻ trên một tuổi
Trẻ nặng 10 kg cần một lít nước một ngày (kể cả sữa), trẻ nặng hơn 10 kg thì mỗi kg thêm 50 ml nước.
Ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ như sau :
Lượng nước uống (ml) = 1.000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ – 10)
Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1.000 ml + (3 x 50 ml) = 1.150 ml. Trường hợp trẻ uống được 500 ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1.150 – 500 = 650 ml.
– Trẻ từ 10 tuổi trở lên, lượng nước uống bằng người lớn: 2-2,5 lít mỗi ngày.
Bên cạnh đó, lượng nước nên chia đều trong ngày, có thể uống ít vào buổi tối. Không nên đợi khi khát mới uống vì khi đó tế bào đã thiếu nước.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt:
– Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày: Cố gắng tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh hàng ngày vào những giờ nhất định. Tốt nhất nên sau bữa sáng, trước khi đến trường hoặc nhà trẻ.
– Tăng cường vận động: Khuyến khích trẻ hoạt động thường xuyên giúp kích thích nhu động ruột, tống đẩy phân ra ngoài được dễ dàng hơn.
– Xoa bụng hàng ngày: Xoa bụng hàng ngày cho bé để kích thích nhu động ruột, giúp ruột già đào thải phân dễ dàng hơn. Mẹ nên xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm lên rồi xoa bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hiện kéo dài từ 10 – 15 phút.
Rất mong những chia sẻ của daklak.me cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiếđể chăm sóc cho con cái của bạn và những người xung quanh.