Bệnh cảm cúm ở trẻ em và các điều cần biết
Cảm cúm là một bệnh rất phổ biến, đặc biệt trong thời điểm giao mùa bệnh càng bùng phát mạnh mẽ hơn. Tuy xác suất gây biến chứng ở bệnh không cao nhưng đối với trẻ em thì bệnh này cực kì nguy hiểm nếu không chữa trị đúng cách. Những hiểu biết về bệnh cực kì quan trọng để có phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ. Các mẹ bỉm sữa hãy tìm hiểu thêm thông tin về bệnh ở bên dưới.
I. Cảm cúm là gì?
Cúm là bệnh lý hô hấp thường gặp theo mùa và có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Ngày nay sự xuất hiện của các chủng loại virus cúm có nguồn gốc từ động vật như gia cầm, gia súc trở thành nỗi sợ hãi cho ngành y tế phòng dịch vì sự lây lan và mức độ nguy hiểm của bệnh.
II. Các dấu hiệu của bệnh cảm cúm ở trẻ em
- Thở nhanh, khó thở, thở gắng sức.
- Đau ngực.
- Đau cơ nghiêm trọng(trẻ không chịu đi lại, chỉ thích ở yên một chỗ).
- Mất nước (không đi tiểu trên 8h, môi khô).
- Sốt cao kèm co giật.
III. Nguyên nhân gây cảm cúm:
Nguyên nhân gây cảm cúm là do virus được lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp (hắt hơi, khạc nhổ và kể cả trong giao tiếp). Bệnh cảm cúm thường diễn ra mạnh mẽ vào các thời điểm giao mùa (đặc biệt là khoảng từ mùa thu sang mùa đông). Vì đây là lúc nhiệt độ môi trường biến đổi phù hợp nhất đối với sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của virus. Nên việc phòng tránh bệnh cảm cúm trong thời gian này là rất cần thiết cho trẻ.
Đặc biệt, hiện nay đại dịch Covid-19 đang diễn ra cực kì phức tạp trên thế giới, số ca mắc và tử vong ngày một tăng lên nhưng may mắn Việt Nam đã phòng chống dịch rất tốt. Cũng vì thế mà sự chủ quan của người dân tăng lên cộng với tác động của thời tiết khi giao mùa cũng là lúc thích hợp nhất để đại dịch này có thêm một cơ hội mới để bùng phát.
IV. Các thuốc điều trị cảm cúm:
Cảm cúm có nguyên nhân bắt nguồn từ virus mà hiện nay chưa thấy bất kì thuốc nào có thể đặc trị hay tiêu diệt virus nói chung hay virus cúm nói riêng. Các thuốc hiện giờ chỉ có tác dụng kháng virus và ngăn cản sự phát triển của virus bên trong cơ thể và dùng để điều trị triệu chứng.
Các thuốc thường dùng trong bệnh cảm cúm:
Thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi sẽ làm loãng chất nhầy trong xoang. Do đó, trẻ sẽ dễ xì mũi hơn. Thuốc thông mũi có nhiều dạng, bao gồm dạng hít hoặc dạng viên.
Thuốc trị ho: giúp giảm triệu chứng ho của trẻ bị cúm, đặc biệt điều trị ho về ban đêm là cực kì quan trọng vì đây là thời điểm nhiệt độ giảm xuống thấp nhất trong ngày. Làm cho các triệu chứng ho sẽ biểu hiện nhiều hơn và mạnh mẽ hơn ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Thuốc long đờm: Làm cho trẻ giảm đờm trong hệ hô hấp giúp giảm các triệu chứng khó thở.
Thuốc kháng histamin: Giúp giảm tình trạng nghẹt mũi và sổ mũi nhưng có tác dụng phụ là gây buồn ngủ nên các mẹ bỉm sữa không cần lo lắng khi thấy trẻ như vậy.
V. Lưu ý:
Bệnh cúm có thể không cần chữa trị bằng thuốc mà vẫn tự khỏi.
Trong thời gian chữa trị hoặc chờ bệnh khỏi các mẹ bỉm sữa có thể tham khảo thêm các biện pháp:
Cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc: Việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với trẻ kể cả khi trẻ không mắc bệnh. Đặc biệt,trong trường hợp trẻ bị bệnh càng phải tuân thủ theo nguyên tắc này sẽ giúp trẻ có khả năng khỏi bệnh nhanh hơn.
Giữ ấm cho trẻ: Đây là một yếu tố mà các mẹ bỉm sữa phải vô cùng lưu ý cho trẻ, việc giữ ấm sẽ giúp trẻ giảm đi các triệu chứng của bệnh và góp phần trong việc ngăn cản tái phát sau bệnh.
Cho trẻ uống nhiều nước: Giúp hạn chế mất nước trong cơ thể, đồng thời giúp cho cơ thể trẻ chuyển hóa bình thường để chống lại yếu tố gây bệnh.
Chế độ ăn phù hợp:
Việc bổ sung thêm rau quả và vitamin rất cần thiết trong thời gian bệnh. Khoai lang và bông cải xanh là các loại rau củ mà chúng ta có thể thêm vào khẩu phần ăn cho trẻ.
Mật ong: Là loại thực phẩm được xem như không thể thiếu để bổ sung vào thực đơn của trẻ (1-2 muỗng một ngày).
Ngoài ra, chuối được xem là thực phẩm “vàng” trong điều trị cúm vì giúp giảm các triệu chứng như tiêu chảy và buồn nôn.
Ở trên là các chia sẻ của daklak.me về bệnh cúm ở trẻ em, rất mong bài viết này sẽ giúp cho các mẹ bỉm sữa hiểu hơn về bệnh và có phương pháp phù hợp để phòng tránh cũng như điều trị cho trẻ.