Xét nghiệm kết quả nồng độ cồn trong máu có ý nghĩa gì?

 Xét nghiệm kết quả nồng độ cồn trong máu có ý nghĩa gì?

So với kiểm tra nồng độ cồn bằng hơi thở thì phương pháp kiểm tra nồng độ cồn trong máu cho ra kết quả chính xác hơn rất nhiều. Vậy khi nào cần thực hiện việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu? Chỉ số nồng độ cồn thế nào sẽ bị coi là vi phạm pháp luật?

Kiểm tra nồng độ cồn trong máu là gì?

Kiểm tra nồng độ cồn trong máu là việc xét nghiệm xem mức độ cồn trong máu là bao nhiêu. Thông thường, cảnh sát giao đo nồng độ cồn bằng cách để người lái xe bị nghi ngờ dùng chế phẩm bia rượu sử dụng máy thổi. Tuy cách này nhanh nhưng không cho ra kết quả chính xác bằng việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu. Thông thường, việc kiểm tra nồng độ cồn trong máu là nhằm mục đích:

  • Bác sĩ kiểm tra nồng độ còn trong máu khi người bệnh có dấu hiệu ngộ độc rượu, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
  • Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, Cơ quan cảnh sát điều tra có quyền yêu cầu bệnh viện đo nồng độ cồn trong máu của cả nạn nhân lẫn người gây tai nạn.
  • Cảnh sát nghi ngờ người lái xe uống rượu bia, có các triệu chứng ngộ độc rượu bia nhau nói lắp, buồn nôn, phản xạ chậm, lú lẫn,…

Thời gian xét nghiệm được chính xác nồng độ cồn trong máu là từ 6 – 12 giờ kể từ lúc người dùng uống cốc bia cuối cùng.

>> Từ vụ nữ sinh tử nạn ở Ninh Thuận: Báo chí và KOLs có đi quá xa?

Nồng độ cồn trong máu bao nhiêu thì bị phạt?

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Luật số 44/2019/QH14) và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt nồng độ cồn trong máu như sau:

mức phạt nồng độ cồn trong máu

Trường hợp xét nghiệm máu có nồng độ cồn rất thấp (khoảng 0.79mg/100ml) được xem là bình thường, không có dấu hiệu của việc sử dụng bia rượu. Nguyên nhân khiến từ xét nghiệm máu vẫn có chỉ số nồng độ cồn có thể đến từ trái cây, sữa chua hay đồ uống có nước ngọt ga sinh ra nồng độ cồn nội sinh.

HongLien

Related post