Vấn đề ông chủ và người đại diện (principale – agent problem)

 Vấn đề ông chủ và người đại diện (principale – agent problem)

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có vốn là tiền đóng thuế của nhân dân, mồ hôi và công sức của nhân dân. Nhưng không có người đại diện nhân dân để giám sát đồng tiền ấy. Khi doanh nghiệp không hiệu quả, thì không dừng lại, mà tội ác vẫn diễn ra và tích lũy lại. Tất cả số vốn (tiền thuế của nhân dân) lại giao cho một người quản lý, tổng giám đốc chẳng hạn. Tổng giám đốc từ đâu ra, thì là vấn đề được đề cập ở một bài viết khác.

Tổng giám đốc sẽ tối đa hóa lợi ích về phía cá nhân mình, chứ không phải tối đa hóa lợi nhuận cho công ty hay tiền đóng thuế của nhân dân. Điều này khác hoàn toàn với ông chủ Konosuke Matsushita, sáng lập viên của công ty National/Panasonic. Đồng tiền là tài sản của ông ấy, được làm ra từ hai bàn tay trắng, mồ hôi nước mắt của ổng, chứ không phải ai cấp, cho nên ông ấy là ông chủ tốt nhất của tài sản của ổng. Ông ấy đi từ bàn tay trắng (một người sửa xe đạp bên đường), cho nên ông giàu lên không chỉ là tài sản, mà còn là kinh nghiệm, kiến thức, kinh doanh và các giá trị khác. Ông ấy còn là một triết gia trong kinh doanh. Còn một người được giao cho một tài sản khổng lồ mà quản lý, thì có đi bằng hai bàn tay trắng không? Có kinh nghiệm không? Đồng tiền có phải là núm ruột của họ không? Họ có đau xót khi làm ăn thua lỗ không? Khi họ trục lợi từ đồng vốn này, họ có biết đồng vốn ở đâu ra không? Có thể là mồ hôi của anh xe ôm lúc 12 giờ trưa dưới cái nắng chói chang, hay là sự khó nhọc của người lao động phải làm thêm giờ cho con họ đi học thêm, để không thua bạn thua bè và trăm ngàn cơ cực của người dân.

Bài viết này đưa ra mô hình thật giản đơn để chứng minh khi doanh nghiệp nhà nước tối đa hóa lợi nhuận, khi biết tổng giám đốc làm việc vì lợi ích của chính mình, thì tổng giám đốc sẽ làm việc với mức cố gắng thấp.

• Có 2 người chơi: Ông chủ và tổng giám đốc
• Ông chủ đề nghị một hợp đồng lao động với tổng giám đốc
• Tổng giám đốc lựa chọn mức cố gắng hay nỗ lực là e.
• Cho trước mức cố gắng của tổng giám đốc là e, với xác suất là ηe, thì sản lượng là cao và doanh thu là v. Với xác suất là (1 – ηe), thì không có sản lượng và doanh thu bằng zero.
• Lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp là: Eπ = (ηe)v – w, trong w là mức lương của tổng giám đốc.
• Hữu dụng kỳ vọng của tổng giám đốc là: EU = w – ce^2/3 (c > 0)

Chọn e để tối đa hóa phúc lợi xã hội:
Eπ + EU = [(ηe)v – w] + [w – ce^2/3] —-> max
Eπ + EU = (ηe)v – ce^2/3 —-> max
​Lấy đạo hàm theo e và cho nó bằng không: ηv = 2ce/3
​Như vậy, mức cố gắng của tổng giám đốc tối ưu: e* = 3ηv/2c
• Ông chủ không thể quan sát được mức cố gắng (e), mà chỉ quan sát được là mức doanh thu (mức sản lượng).
• Hợp đồng tiền lương không thể trói buộc với mức cố gắng (e)
• Hợp đồng tiền lương trói buộc với sản lượng quan sát và xác nhận.
• Hợp đồng tiền lương là một cặp (wS, wF), trong đó wS là tiền lương khi sản lượng cao và wF là tiền lương khi sản lượng thấp.

Vấn đề của tổng giám đốc là tối đa hóa hữu dụng của chính mình:
EU = Ew – ce^2/3 = [(ηe)*wS + (1 – ηe)*wF] – ce^2/3—-> max
• Lấy đạo hàm theo e và cho nó bằng không: e** = 3η(wS – wF)/2c
• Kết quả 1: wS – wF = v, thì e** = e* : Tổng giám đốc tối đa hóa hữu dụng chính mình và phúc lợi xã hội tối đa hóa.

Vấn đề của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận của chính mình:
Eπ = (ηe)*(v – wS) + (1 – ηe)*(0 – wF) —-> max
• Thay wF = 0 và e** = 3η(wS – wF)/2c = 3ηwS/2c vào hàm mục tiêu doanh nghiệp (doanh nghiệp hành xử theo cách: tôi làm cái tốt nhất mà tôi có thể làm, khi tôi biết tổng giám đốc đang làm gì)
Eπ = 3η^2 wS(v – wS)/2c —-> max
• Lấy đạo hàm theo wS và cho nó bằng không:
3η^2 v/2c – 3η^2 wS/c = 0
​Giải ra: wS = v/2
Kết luận: Khi ông chủ tối đa hóa lợi nhuận và tổng giám đốc tối đa hóa hữu dụng, thì hợp đồng tiền lương (WS; WF) = (v/2; 0) và mức cố gắng sẽ là e*** = 3ηv/4c

Chú ý: Mức cố gắng e*** thấp hơn mức cố gắng e**.

Cám ơn sự theo dõi của quý độc giả. Tôi không bao giờ quên các dự án: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Vinashin, Vinaline, PMU18, chính phủ điện tử, dầu khí, nhà máy sợi Đình Vũ và còn nhiều nữa. Tôi cũng không bao giờ quên được những giọt nước mắt, của những đứa trẻ 10 tuổi, chạy hớt ha hớt hãi vào lúc 4 giờ chiều để bán những tấm vé số cuối cùng.
Chúng ta phân tích nhà tư bản thì bốc lột công nhân, còn ở đây thì chuyện gì đã xảy ra? Thể chế và luật pháp sẽ can thiệp. Tôi tin xung quanh tôi nhiều người tốt.

DakLak360

Related post