Việc phải lập cùng lúc quy hoạch vùng, tỉnh và quốc gia đã tạo sức ép cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Theo đó, nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do tình trạng thiếu thông tin trong quá trình lập quy hoạch.
Tây Nguyên có tổng diện tích 54.508 km2, chiếm 16.5% so với cả nước. Dân số toàn vùng khoảng hơn 5,871 tr người (6,2% cả nước).
Nơi đây có vị trí đặc biệt với được biên giới dài 554 km giáp Lào và Campuchia. Điều này khiến Tây Nguyên trở thành một trong những địa bàn quan trọng nhất về an ninh quốc phòng tại nước ta.
Vừa qua, cả 5 tỉnh của Tây Nguyên (gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) đã đưa ra báo cáo với Bộ KHĐT để khái quát tình hình triển khai lập quy hoạch. Cùng với đó là một số khó khăn, vướng mắc về phương pháp nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ lập quy hoạch.
Đang có 4 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông triển khai lập quy hoạch tỉnh. Thời gian dự kiến trình thẩm định vào quý 2/2022.
Trong báo cáo, các tỉnh cho biết, hầu hết đã tổ chức cuộc họp xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức liên quan. Cụ thể là về quan điểm, kịch bản, mục tiêu, các đột phá, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2021 – 2030 và định hướng tầm nhìn đến năm 2050 trong nội dung quy hoạch tỉnh.
Trường hợp tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt xong dự toán kinh phí lập quy hoạch tỉnh. Hiện tại tỉnh đang thực hiện các thủ tục lựa chọn tư vấn lập quy hoạch. Tuy nhiên, tỉnh chưa tổ chức lập quy hoạch. Thời gian trình thẩm định dự kiến rơi vào quý 4/2022.
Bộ KHĐT đã đưa ra ý kiến, kết quả việc triển khai lập các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng còn chậm.
Bất cập chính của các tỉnh Tây Nguyên đến từ việc thiếu thông tin cấp vùng, cấp quốc gia. Một số văn bản hướng dẫn chi tiết các luật, pháp lệnh sửa đổi một số điều có liên quan đến quy hoạch còn có nội dung chưa thống nhất, xung đột.
Điều này đã gây khó khăn cho địa phương khi áp dụng trong quá trình lập quy hoạch.
Riêng tỉnh Kon Tum còn tồn đọng khó khăn, vướng mắc khác trong việc lập đồng thời các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng và tỉnh. Phải lập quy hoạch đồng thời này dễ dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh các nội dung để phù hợp với các quy hoạch sau, nhất là giữa quy hoạch tỉnh và quy hoạch cấp quốc gia.
Trong khi đó, tỉnh Đắk Nông cho biết đang tăng tốc lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhưng khó khăn mà tỉnh gặp phải cũng tương tự như Kon Tum.
Nhất là liên quan đến quy hoạch tích hợp, quy hoạch sử dụng đất, phân bổ sử dụng đất trong khi địa phương chưa phân định chi tiết nhu cầu về sử dụng đất.
Hay như dự báo mô hình, kịch bản phát triển, kinh tế số… trong quá trình xây dựng đưa kinh tế số vào thành phần trong cơ cấu kinh tế tuy nhiên còn rất mơ hồ, lúng túng…
Tuy nhiên, Bộ KHĐT thì cho rằng, đây là khó khăn chung của tất cả các địa phương, nhưng hiện nay một số địa phương đã hoàn thành công việc này.
5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên nên tham khảo thêm kinh nghiệm lập quy hoạch của các tỉnh đã lập, trình thẩm định và phê duyệt như: Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Lào Cai, Thanh Hóa…
Tổng hợp