Tâm lý ỷ lại (Moral hazard)

Tâm lý ỷ lại là hành vi con người thay đổi sau khi hợp đồng ký kết, chẳng hạn như mua bảo hiểm nhân thọ rồi đi xe ẩu; đóng nhiều tiền cho con học trường chất lượng cao, rồi không dạy con nữa; được thăng quan tiến chức rồi không cần cố gắng nữa; lấy được chồng rồi không cần trang điểm nữa; lấy được bằng PhD rồi không cần phải học nữa; không đi làm việc vì được nhận tiền gửi từ nước ngoài; bỏ bê công việc đồng áng vì chờ lũ về để nhận trợ cấp; ỷ mình lớn tuổi nói chuyện không giữ ý giữ tứ với người trẻ; ỷ mình là lãnh đạo ngang nhiên hút thuốc giữa hội trường; hay gần đây nhất là ỷ mình là hiệu trưởng của một trường đại học, ngang nhiên tụ tập nhậu nhẹt bê tha, bất chấp kỷ cương phép nước trong việc phòng chống dịch; và trăm ngàn thứ nữa. Trong đó có một hình minh họa bên dưới.

Để cho vấn đề hấp dẫn, tôi xin kể cho bạn nghe một câu chuyện vui về vấn đề này, trước khi vào bài học.

Cô gái thấy chàng trai chở mình vượt đèn đỏ, mà có công an đứng ở ngã tư. Cô gái nói: “Trời ơi! Sao anh dám vượt đèn đỏ mà có cả công an nữa”. Chàng trai nhẹ nhàng nói: “Em yên tâm! Hôm nay, anh hai của anh trực ở đây”.

Thuật toán bên dưới được thiết kế để giúp khuyến khích cá nhân vừa mua bảo hiểm hỏa hoạn vừa phải lắp đặt thiết bị phòng cháy cần thiết.

• Ý tưởng chính: Người mua bảo hiểm không có động cơ lắp đặt thiết bị phòng cháy cần thiết.

• Xác suất hỏa hoạn mà có lắp đặt thiết bị phòng cháy là p, và xác suất có hỏa hoạn mà không có lắp đặt thiết bị phòng cháy là p*, vì thế mà p<p*. Phải tốn chi phí C mới lắp đặt thiết bị.

• Trước hết, cá nhân quyết định là không biết có mua bảo hiểm hỏa hoạn hay không, sau đó mới quyết định là lắp đặt hay không lắp đặt thiết bị phòng cháy.

• Cá nhân có thu nhập là M, chi trả K1 cho việc mua bảo hiểm, thất thoát là K2 trong trường hợp hỏa hoạn mà không có bảo hiểm.

• Bảo hiểm là công bằng đến mức là công ty bảo hiểm sẽ không có lợi nhuận kỳ vọng: K1 – pK2 = 0 hay K1 = pK2.

• Giả định: Công ty bảo hiểm không hề biết cá nhân có đề phòng hỏa hoạn cần thiết hay không.

• Ma trận thưởng phạt của cá nhân được cho bên dưới, trong đó U(.) là hàm hữu dụng

Kết quả
Bảo hiểm/không mua thiết bị
Không hỏa hoạn: U(M – K1) = U(M – pK2)
Hỏa hoạn: U(M – K1) = U(M – pK2)
Không bảo hiểm/không mua thiết bị
Không hỏa hoạn: U(M)
Hỏa hoạn: U(M – K2)
Bảo hiểm/mua thiết bị
Không hỏa hoạn: U(M – pK2 – C)
Hỏa hoạn: U(M – pK2 – C)
Không bảo hiểm/mua thiết bị
Không hỏa hoạn: U(M – C)
Hỏa hoạn: U(M – K2 – C)

• Các cá nhân mua bảo hiểm sẽ lắp đặt thiết bị phòng cháy khi:
EU(bảo hiểm/mua thiết bị) > EU(bảo hiểm/không mua thiết bị)

• Mà:
EU(bảo hiểm/mua thiết bị) = U(M – pK2 – C)
EU(bảo hiểm/không mua thiết bị) = U(M – pK2)
​và vì thế mà không bao giờ lắp đặt thiết bị phòng cháy

• Trường hợp này cũng tương tự như trường hợp thị trường chanh (lemon market): Những người mua bảo hiểm sẽ không bao giờ lắp đặt thiết bị phòng cháy, cho đến nỗi, trong dài hạn, công ty bảo hiểm sẽ không bao giờ hòa vốn.

• Vấn đề: Bảo hiểm hoàn hảo sẽ làm cho cá nhân bàng quan đến việc cháy hay không cháy xảy ra, bởi vì cá nhân có cùng hữu dụng khi cháy hay không cháy xảy ra. Sức mạnh của việc khuyến khích là xóa đi sự bàng quan này. Có một cách là công ty bảo hiểm chỉ đưa ra bảo hiểm không hoàn toàn.

• Đưa ra mức khấu trừ D với D<K2, sao cho, khi có biến cố hỏa hoạn, thì cá nhân chỉ được chi trả là (K2 – D), bây giờ thì:
EU(Insur/Prev) = p ∗ U(M − pK2 − C − D) + (1 − p) ∗ U(M − pK2 − C)
EU(Insur/No prev) = p∗ ∗ U(M − pK2 − D) + (1 − p∗) ∗ U(M − pK2)

• Trong một số trường hợp tùy thuộc vào hàm hữu dụng U(.), mức khấu trừ sẽ đủ để làm cho EU(Insur/Prev)> EU(Insur/No prev), sao cho người mua bảo hiểm sẽ lắp đặt thiết bị phòng cháy.

• Diễn giải: Sức mạnh của khuyến khích là áp đặt rủi ro lên cá nhân (có nghĩa là xóa bỏ đi sự bàng quan giữa các tình trạng của thế giới)

Exit mobile version