Phân bổ hàng hóa công vaccine Covid-19
(1) Hàng hóa công
Trong kinh tế học vi mô có đề cập đến hàng hóa công. Hàng hóa công có 2 tính chất: Tính chất không chiếm dụng (non-excludable) và tính chất không tranh dành (non-rival). Chẳng hạn, oxegene là hàng hóa công, bởi vì oxegene có mặt khắp mọi nơi và chẳng ai muốn chiếm dụng làm gì, và oxegene bao phủ khắp hành tinh và cũng chẳng ai muốn tranh dành. Phân tích cũng tương tự như vậy cho ngọn hải đăng hay an ninh quốc phòng.
Thấy dễ mà không dễ, mình cho học viên thi, hỏi một câu tương tự, mà không học viên nào trả lời được! Câu hỏi là: Nhà tù có phải là hàng hóa công hay không? Nếu là hàng hóa công thì 2 tính chất của nó là gì? Đa số học viên trả lời là: Nhà tù là hàng hóa công; 2 tính chất của nó là: Không chiếm dụng, nhà tù thì không ai chiếm dụng làm gì vì không có động cơ chiếm dụng, và không tranh giành, nhà tù thì rất rộng, cho nên việc bắt giữ người này, cũng không thể làm giảm đi việc bắt giữ của người kia vì không có chỗ chứa. Tất cả sai hết! Cái sai nằm ở chỗ là học viên nhìn thẳng vào nhà tù để trả lời.
Câu trả lời phải là: Nhà tù là hàng hóa công. Nhà tù nhốt tội phạm lại, để tạo an toàn cho xã hội.
Sự an toàn này có tính chất không chiếm dụng, tức không có ai mà an toàn hơn ai cả, mà sự an toàn đến đồng đều mọi người.
Sự an toàn này có tính chất không tranh giành, tức không ai giành giật sự an toàn.
(2) Hàng hóa công vaccine
Hàng hóa công có 2 loại: Hàng hóa công thuần túy (pured public goods) và hàng hóa công không thuần túy (impured public goods).
Sự khác nhau giữa hàng hóa thuần túy và không thuần túy, là ở chi phí sản xuất biên (marginal costs), là chi phí chi ra thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Đối với hàng hóa công thuần túy, thì chi phí biên bằng không hoặc xấp xỉ bằng không. Ví dụ thêm một em bé sinh ra đời, thì chi phí quốc phòng cũng không thể tăng lên tức thời.
Đối với hàng hóa công không thuần túy, thì chi phí biên là đáng kể, chẳng hạn chi phí sản xuất vaccine Covid-19, hay chi phí nhập khẩu vaccine Covid-19. Nhà nước cung cấp độc quyền.
Vaccine Covid-19 tạo kháng thể để bảo vệ chính mình và cộng đồng.
Trường hợp vaccine có chất lượng đồng nhất, mà lượng cung có hạn, thì phân bổ vùng dịch thì vừa hiệu quả và vừa công bằng. Thậm chí, trong vùng dịch, phân bổ ngay đến nhóm dân cư hay người lao động có nguy cơ lây nhiễm cao, mà mình đã trình bày trong một bài vừa rồi.
Trường hợp vaccine không đồng nhất, thì phân bổ như thế nào? Cách thức phân bổ, có một sự đánh đổi rất lớn:
(i) Lựa chọn vaccine kém, thì tạo kháng thể chậm, khả năng lây nhiễm tồn tại, nguy cơ phong tỏa kéo dài, gây thiệt hại kinh tế. Nhưng nếu mức độ lây nhiễm quá nhanh, thì buộc phải sử dụng lựa chọn này; phương án này có chi phí thấp, thậm chí miễn phí.
(ii) Lựa chọn vaccine tốt, thì tạo kháng thể nhanh, khả năng lây nhiễm ít hơn, thời gian phong tỏa được nới lỏng đi cùng với phát triển kinh tế.
Bây giờ, đối với hàng hóa công vaccine, người dân có quyền từ chối không tiêm hay không? Đây là một câu hỏi hay. Giả sử bạn từ chối không tiêm loại vaccine kém, mà bạn để lây nhiễm trong cộng đồng. Đó là một tội ác, có thể truy tố trách nhiệm hình sự. Nhưng phải công tâm mà đánh giá tác động về sự khác biệt lây nhiễm cho cộng đồng, khi tiêm loại vaccine kém và không tiêm loại vaccine này. Vì khi tiêm loại vaccine kém thì vẫn lây nhiễm cho cộng đồng. Bạn chỉ đền bù cho xã hội (đền tội) bằng cái khoảng chênh lệch khác biệt.
Kết luận
(a) Khi mình viết bài này, người đọc hay nhà chức trách biết mình nghiên về phương án (i) hay (ii), khi mà lượng vaccine tốt được mua nhiều trong năm.
(b) Cái khó cho cơ quan luật pháp là đánh giá khác biệt, tội ác lây nhiễm gây ra, giữa tiêm vaccine kém và không tiêm vaccine kém, để luận tội.
(c) Trì hoãn lựa chọn phương án (i) và (ii) cũng phải trả giá. Cái giá phải trả là: Lây nhiễm có thể xảy ra, chi phí tâm lý, thiệt hại kinh tế do phong tỏa, và lòng tin của nhân dân vào lãnh đạo và vào các nhà khoa học, trong đó có khoa học kinh tế.
(d) Joseph Stiglitz (Nobel kinh tế 2001) có nói hàng hóa công, dạng như vaccine bệnh truyền nhiễm hay giáo dục cơ bản, thì không có cái chuyện để cho người dân lựa chọn, mà phải “vừa miễn phí và vừa cưỡng bức tiêu dùng”. Dĩ nhiên, là loại vaccine đồng nhất và chất lượng tốt.
Ghi chú: Phần phân tích này bỏ qua tác động phụ của vaccine kém, tâm lý ỷ lại của người tiêm vaccine kém, chi phí và lợi ích của vaccine tốt, mức độ nhiễm và lây sau khi đã tiêm vaccine tốt, thời gian tiến tới miễn dịch cộng đồng,… Nhưng những nhân tố tĩnh lược đó, làm đơn giản hóa phân tích, nhưng không làm mất đi tính khái quát và các kết luận của bài viết.