Nhân quả rõ ràng, báo ứng phân minh
Trung Quốc mưa lớn, lũ lụt 28 ngày (1/6/2020 đến 28/6/2020). Đó có thể là quả. Đâu có thể là nhân:
(1) xây đập chặn nước ở thượng nguồn, gây hạn hán và ngập mặn miền Tây Nam Bộ (do nước ngầm thấp xuống, nước biển tràn vào),
(2) (có thể) tạo virus hại người,
(3) chiếm biển Đông,
(4) gây hấn Ấn Độ,
(5) các vấn đề Đài Loan và Hong Kong.
Có thể quy luật nhân quả thấy ngay và có thể không thấy. Lịch sử từ trước đến nay trên thế giới, mưa lũ 28 ngày rất hiếm xảy ra. Nhưng nó đang xảy ra với Trung Quốc. Trời làm nên tai họa còn có thể tránh được, tự mình làm nên tai họa, thì không thể sống được. Hơn nữa, nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên đừng oán giận.
Lão Tử từng nói: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”. Con người sống và hành xử thuận theo tự nhiên thì chính là phù hợp với thiên lý. Chính vì phù hợp với thiên lý nên họ sẽ được bình an, thuận lợi. Còn người mà từ lời nói đến hành động đều trái ngược với thiên lý thì chính là đang tự chiêu mời vận rủi cho mình.
Làm việc ác cho dù có thể thoát được sự trừng phạt của pháp luật nơi con người, nhưng vẫn sẽ bị trời cao trừng phạt. Người xưa từng nói: “Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri; thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư”, lòng người sinh một niệm, trời đất đều biết hết; thiện ác nếu không có báo ứng, càn khôn ắt là vì tư tâm.
Điều quan trọng nhất cần đề cập là nguyên lý nhân quả. Nguyên lý này cho rằng mọi hành vi, vận động đều gây ra các hậu quả tất yếu của nó. Các hậu quả này trước hay sau sẽ đến lúc quay ngược lại tác động vào chính chủ thể của hành vi vận động ban đầu. Đây là nguyên lý bao trùm các hoạt động vạn vật của vũ trụ.
So sánh ra, thì nguyên lý này là một sự mở rộng của nguyên lý tương tác lực và phản lực mà Newton đã phát biểu. Cái khác ở đây, theo nhà phật thì quy luật nhân quả không chỉ đúng cho thế giới vật chất mà nó còn đúng luôn cho cả thế giới tâm lý con người.
Nhà phật cho rằng mỗi hiện tượng mà ta có thể nhận biết hay suy diễn ra (hay ngay cả các hiện tượng mà ta chưa đủ khả năng để quan sát qua các giác quan hoặc qua suy diễn), đã là kết quả của sự phối hợp từ các nhân tố vận động (nhân) kết hợp với điều kiện sẵn có của môi trường (duyên).
Điều này thì chúng ta đã có thể thấy rất rõ trong thế giới sống: một hạt giống không thể nảy mầm và phát triển mạnh mẽ nếu không có các điều kiện thích hợp của môi trường. Mặc dù, hạt giống có thể tự thân nó mang những tính trạng rất khoẻ.
Tiếp xa hơn, luật nhân quả không chỉ đứng yên hay tác động trên một sự kiện cô lập mà nó có tính phổ dụng trong toàn vũ trụ. Nghĩa là bất kể vật thể có kích cỡ nhỏ hay to, có đời sống dài hay ngắn đều phải tuân theo sự chi phối của luật nhân quả.
Và chuỗi nhân quả luôn luôn xảy ra tác động nhau. Mỗi hậu quả của các vận động, tác động một lần nữa cùng với sự biến chuyển mới của môi trường, sẽ là tiền đề tạo điều kiện cho các vận động và tương tác mới và tập họp những vận động và tương tác họp thành một vòng luân chuyển không ngừng nghĩ gọi là “trùng trùng duyên khởi”
Như vậy, theo cái nhìn của nhà phật, vũ trụ là sự vận động và tương tác lẫn nhau của các hiện tượng tiếp nối không có bước đầu và cũng không có kết thúc. Các hiện tượng này liên tục, sinh diệt và chuyển biến theo luật nhân quả.
Quan điểm duyên sinh trong nhà phật cho ra một hệ quả là không có vật thể nào có thể tồn tại độc lập mà chúng nương tựa vào nhau tồn tại hài hòa nhau. “Vật này có, cho nên vật khác có, cái này không thì cái kia cũng không; vật này sinh, cho nên vật khác sinh, mà cái này diệt thì cái kia cũng diệt”.
Ở đây ta có thể so sánh với việc cho rằng cả vũ trụ này tồn tại bởi sự tương tác lẫn nhau của vật chất (bằng các lực vật lý chẳng hạn) và không thể nào có một vật thể riêng biệt hoàn toàn không tương tác với các vật thể còn lại.
Các ảnh hưởng tương tác lẫn nhau của các sự kiện trong đời sống có khi sâu rộng hơn như chúng ta tưởng. Cách ai đó đối xử với bạn là nhân quả của họ, cách bạn phản ứng lại là nhân quả của chính bạn.