sốt đất đăk lăk

Đăk Lăk cũng là một trong những nơi đang xảy ra "sốt đất ảo" hiện nay

Chỉ đạo khẩn cấp từ bộ, ngành và địa phương để chặn cơn “sốt đất ảo”

Các bộ, ngành, địa phương đã ra hàng loạt văn bản chỉ đạo ngăn chặn “sốt đất” ảo từ Bắc tới Nam. Thị trường bất động sản (BĐS) đang có dấu hiệu nguội lạnh dần.

Trả lời báo chí mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong thời gian tới, cần chú trọng theo dõi sát diễn biến các thị trường BĐS, không để xảy ra tình trạng “bong bóng” BĐS, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Trong đó, NHNN cần giám sát chặt chẽ tín dụng vào BĐS.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng đã khẳng định tín dụng BĐS là một trong những lĩnh vực mà ngành ngân hàng quản lý rất sát. NHNN luôn có biện pháp hạn chế, đồng thời có chế tài trực tiếp hoặc gián tiếp với các tổ chức tín dụng.

Bộ Xây dựng đã đề nghị các địa phương phải tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển hạ tầng, BĐS; đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính… để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi.
Trong khi đó, Bộ Tài nguyên & Môi trường đề nghị các tỉnh, thành chỉ đạo các sở, ngành có liên quan tăng cường quản lý chặt chẽ các dự án BĐS, nhất là BĐS hình thành trong tương lai.

Chính quyền Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Trị… cũng ban hành các văn bản, chỉ thị tăng cường quản lý đất đai.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến “sốt đất” ảo

Ngày 15/4/2021, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, quý 1 năm nay lượng giao dịch BĐS chỉ bằng 70% quý 4 năm 2020, nhưng giá bán đất nền tăng nóng, giá chung cư rục rịch tăng 5-10%. Đó là biểu hiện của cơn “sốt đất” ảo, nhà đầu tư cần cảnh giác.

Theo Thứ trưởng Sinh, giá đất nền có hiện tượng tăng nóng, cục bộ ở một số địa phương như vùng ven Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận…, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương”, ông Sinh nói.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, có 5 nguyên nhân dẫn tới cơn “sốt đất” ảo hiện nay. Ví dụ, các địa phương triển khai lập quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch nhưng việc công bố quy hoạch của các địa phương chưa công khai, minh bạch dẫn đến các nhà đầu tư, kinh doanh BĐS lợi dụng đẩy giá đất nền.

Lãi suất tiền gửi thấp, không hấp dẫn để người dân gửi tiền, nên nhà đầu tư, người dân có những nguồn tiền nhàn rỗi chuyển qua mua bán BĐS. Thực tế, việc đầu tư phát triển các dự án về nhà ở, BĐS, đô thị còn nhiều khó khăn, dẫn đến nguồn cung hạn chế. Theo Bộ Xây dựng, quá trình đầu tư, phát triển các dự án nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội cho người nghèo đô thị, công nhân tại các khu công nghiệp chưa được địa phương quan tâm đúng mức. Thời gian qua, một số địa phương tăng giá đất theo lộ trình đã ảnh hưởng đến tâm lý, tác động đến tăng giá BĐS.

Exit mobile version