Người xưa thường có câu “người đẹp vì lụa, lúa tốt nhờ phân” hay ” nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống ” đã nói lên tầm quan trọng của phân bón. Có thể nói phân bón là 1 trong những yếu tố cho sự sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh của cây trồng.
Ngày nay việc sử dụng quá nhiều phân hóa học khiến canh tác ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng và mất đi đặc tính hữu cơ vốn có của nó. Nhận thấy được vấn đề nên các tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sạch đều khuyến khích nông dân sử dụng các loại phân hữu cơ trong canh tác để bảo vệ vi sinh vật và sức khỏe của con người. Vậy phân hữu cơ là gì? Có những loại phân hữu cơ nào? Ưu nhược điểm ra sao?
Phân bón hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ là những loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng ở dạng hợp chất hữu cơ dùng trong sản xuất nông nghiệp trong đó:
+ Đa lượng gồm những chất mà cây cần phát triển nhóm này gồm N,P,K
+ Trung lượng đây là nhóm mà cây trồng cần vừa phải nó giúp cây phát triển tốt hơn Ca, Mg, S
+ Vi lượng là những hợp chất mà cây cần 1 lượng nhỏ để giúp cây tăng năng suất tốt hơn ( hoa đẹp hơn, trái to hơn ), nhóm này gồm Fe, Cu, Mn, B, Mo
Phân hữu cơ chia thành 4 nhóm chính
+ Nguồn gốc động vật
+ Nguồn gốc thực vật
+ Nguồn gốc vi sinh vật
+ Nguồn gốc hỗn hợp
Phân hữu cơ chia làm 2 loại
+ Truyền thống
+ Công nghiệp
Phân truyền thống có nguồn gốc từ phân gia súc, gia cầm, phân xanh, rác thải nông nghiệp, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp sử dụng các kĩ thuật ủ truyền thống. Nhìn chung các loại phân hữu cơ truyền thống có hiệu lực chậm, hàm lượng dinh dưỡng thấp, thời gian xử lí tương đối dài.
Phân truyền thống | Nguồn gốc | Ưu điểm | Nhược điểm |
Phân chuồng | Phân gia súc, gia cầm, phân bắc
Ủ từ 1-6 tháng tùy theo phương pháp |
Chứa khoáng đa, trung, vi lượng, bổ sung mùn, cải tạo đất tơi xốp, ổn định kết cấu đất, hạn chế xói mòn | Hàm lượng dinh dưỡng thấp, phải bón lượng lớn, ủ không đủ thời gian sẽ có nhiều mần bệnh có hại, không dùng được phân tươi |
Phân xanh | Phân và lá, thân cây tươi
Có thể ủ hoặc bón trực tiếp vào cây |
Hạn chế xói mòn, cải tạo đất | Nguy cơ phát sinh các chất độc hại (H2S, CH4), hiệu quả khá chậm |
Phân rác | Rác hữu cơ, rơm rạ, cỏ, lá cây xanh
Ủ với phân chuồng, lân, vôi tới khi mục thành phân |
Giúp ổn định kết cấu đất, tăng độ tơi xốp, hạn chế khô hạn, chống xói mòn | Hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách ủ cầu kì thời gian ủ lâu, không ủ kĩ tiềm ẩn nhiều mầm bệnh có hại |
Phân hữu cơ công nghiệp sử dụng quy trình công nghiệp để chế biến các chất hữu cơ với khối lượng lớn vận dụng tiến bộ công nghệ để tạo ra các loại phân bón tốt hơn hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với nguyên liệu đầu vào và so với phân hữu cơ truyền thống.
Phân công nghiệp | Nguồn gốc | Ưu điểm | Nhược điểm |
Phân bón vi sinh | Được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích thuộc nhiều nhóm như vi sinh vật phân giải hữu cơ, cố định đạm, kí sinh, đối kháng | Giúp hệ vi sinh vật đất phát triển, phân hủy các chất khó hấp thụ
Tổng hợp dinh dưỡng cho cây, ngăn chặn các mần bệnh trong đất |
Cung cấp chỉ 1 lượng dinh dưỡng vừa phải
Mỗi loại phân chỉ phù hợp vơi 1 nhóm cây Tốn thêm chi phí bón phân nuôi vi sinh |
Phân bón hữu cơ vi sinh | Chế biến từ nhiều nguồn phân hữu cơ khác nhau, được lên men cùng các vi sinh vật hữu ích, chứa trên 15% chất hữu cơ | Bổ sung dinh dưỡng đa, trung, vi lượng
Tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất Cung cấp vi sinh vật hữu ích, phân giải các chất khó hấp thụ, ức chế kìm hãm mần bệnh, tăng sức đề kháng cho cây |
Hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn phân bón hữu cơ sinh học |
Phân bón hữu cơ khoáng | Là phân hữu cơ phối trộn khoáng vô cơ N,P,K, chất hữu cơ chiếm từ 15% trở lên, khoáng vô cơ N,P,K chiếm 8% – 15% | Chứa hàm lượng chất khoáng cao | Không tốt cho đất nếu bón lâu ngày |
Phân hữ cơ sinh học | Chế biến từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, được lên men từ các vi sinh vật hữu ích, chứa trên 22% chất hữu cơ | Dùng được cho tất cả giai đoạn của cây trồng bón lót, bón thúc, cung cấp 1 cách cân đối và đầy đủ khoáng chất, dưỡng chất chống xói mòn. | Giá thành cao |
Như vậy tổng quan chúng ta có thể thấy được lợi ích mà phân hữu cơ mang lại là vô cùng to lớn. Tùy vào mục đích sử dụng, ưu nhược điểm, điều kiện kinh tế, mà chúng ta có thể lựa chọn những loại phân thích hợp cho cây trồng. Hãy sử dụng phân hữu cơ để hướng tới nền công nghiệp sạch bền vững.