Sơ lược về 1 vài chỉ số nền kinh tế Việt Nam
(1) Chỉ số ICOR của Việt Nam (cần bao nhiêu đồng vốn để làm tăng một đồng GDP) là 4,8 thấp hơn Trung Quốc (6,8), Thái Lan (6,9) và Indonesia (6,4). Nguồn tính toán từ số liệu Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (2019).
Tuy nhiên, khi tính giá trị GDP do mỗi một lao động làm ra thì thấp nhất khu vực (xem ở mục số 3). Bộ máy quản lý nhà nước và lao động gián tiếp cồng kềnh có thể là nguyên nhân. Nhà nước đã đến lúc cơ cấu lại nhân sự cho đúng mức như một nền kinh tế thông thường khác;
(2) Chính sách tạo việc làm, nhưng phải là việc làm hiệu quả, ổn định thì mới thể tăng năng suất và nâng cao đời sống. Các dự án đầu tư tại địa phương do các đơn vị trung ương trúng thầu. Chủ yếu do lợi ích nhóm. Giải quyết việc làm tạm thời ở địa phương với mức thu nhập thấp, không ổn định. Khi các dự án kết thúc, lao động địa phương trở về vị trí thất nghiệp ban đầu, gây nhiều xáo trộn nguồn nhân lực địa phương;
(3) Nếu tính giá trị mỗi lao động làm ra trong năm 2018 (giá cố định 2011 và hiệu chỉnh ngang sức mua PPP, purchasing power parity) thì Việt Nam 11142 đô la Mỹ, Thái Lan ($30,115), Philippines ($19,918), Indonesia ($24,489), Laos ($12,810), Malaysia ($58,687), China ($29,499) và Cambodia ($6,963). Nguồn: Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (2019). Năng suất lao động Việt Nam thấp và tốc độ tăng năng suất cũng thấp, tức là vừa số liệu tuyệt đối và tương đối,.