Sầu riêng cây công nghiệp số 1 Tây Nguyên
Ở Đông Nam Á sầu riêng được mệnh danh là “vua của các loại trái cây” loại quả này thường tỏa ra một mùi đặc trưng, nồng và nặng ngay cả khi vỏ quả còn nguyên.
Tùy thuộc vào đặc điểm về khí hậu, thổ nhưỡng hiệu quả kinh tế mang lại mà diện tích trồng cũng khác nhau. Tại Việt Nam cây thường được trồng phân bố Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.
Vùng Tây Nguyên ta với lợi thế có đất đỏ bazan, khí hậu nóng ẩm giá trị hơn so với các loại cây trồng khác mà diện tích trồng là khá lớn ( theo thống kê từ đầu năm 2020 chiếm hơn ⅓ diện tích cả nước).
Nhận thấy được nhu cầu quan tâm đến loài cây này là rất lớn dưới đây tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy trình trồng và chăm sóc ở giai đoạn cây con.
I, Các tiêu chí chọn cây giống
Gốc thì da phải mướt, không bị thẹo, cong, không bị nhiều đốt, không có bị tháp 2 hoặc 3 bo, cây không bị nấm.
Thân cây thẳng và vững chắc
Số cành: có 3 cành cấp 1 trở lên
Số lá trên thân chính: số lá phải hiện diện đủ từ 1/3 chiều cao cành giống đến đỉnh chồi
Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt, lá có hình dạng và kích thước của giống, không quá cao, không bị chẻ ra nhiều nhánh.
Chiều cao của cây giống ( tính từ giá thể của bầu ươm đến đỉnh chồi ) : từ 80 cm trở lên
Đường kính cành giống ( đo trên vết cắt khoảng 2 cm) : từ 0.8 cm trở lên
Một số giống sầu riêng ở thị trường hiện nay: Monthong Thái Lan, Ri6, sầu riêng chuồng bò, sầu riêng khổ qua, sầu riêng Cái Mơn.
Lưu ý: chọn các địa chỉ bán giống uy tín
II, Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và chuẩn bị hố trồng
1, Nhiệt độ
Hầu hết các giống sầu riêng tại Việt Nam phát triển mạnh, đạt được năng suất ở môi trường có nhiệt độ từ 24 đến 30 độ C. Vì trải qua quá trình nghiên cứu các chuyên gia đã đưa ra kết luận rằng. Sầu riêng sẽ không được thuận lợi trong quá trình phát triển, ra hoa và đậu quả khi nhiệt độ dưới 22 độ C và trên 40 độ C.
2, Chuẩn bị hố trồng
Đào hố trồng cây trước khi trồng khoảng 1 – 2 tháng.
Kích thước hố: Đất tốt thì 60 x 60 x 60cm; Đất xấu thì 70 x 70 x 70cm đất trồng cây cần có độ tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, có độ pH 5,5 – 6,5
Nên bón lót 1 kg phân chuồng hoai, 50g phân NPK 16:16:8 hoặc 20:20:15, 0,5kg vôi để xử lý một số loại sâu bệnh cho mỗi hố
Đảo trộn hỗn hợp đất và phân sau đó lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày.
Những vùng đất thấp nên xẻ liếp, đào mương để thoát nước tốt nhất, nâng cao tầng canh tác đất để tránh ngập úng cho cây.
III, Cách trồng và những lưu ý cần biết
1, Cách trồng
Sau khi chuẩn bị đất trồng được từ 10-15 ngày chúng ta tiến hành đặt cây con vào hố trồng. Chọn những cây con có đầy đủ tiêu chuẩn xuất vườn để cây có thể thích nghi với điều kiện khí hậu mới.
Trước khi trồng cần tiến hành tạo 1 hố nhỏ trong hố trồng đã đào sẵn với chiều cao và chiều rộng tương đương với kích thước của bầu cây sâu khoảng 25-30 cm, rộng 15-20 cm ở ngay chính giữa hố đã đào.
Khi khui bầu để nằm nghiêng không để thẳng đứng hạn chế vỡ bầu, sứt bầu gây mất sức cho cây, dùng tay hoặc dao cắt từ trên xuống đáy nhẹ nhàng, từ tốn.
Đưa cây xuống hố trồng rồi từ từ lấp đất , nén chặt đất xung quanh bầu nhưng không nén sát vào gốc cây. Lấp đất cho cây con ngang mặt bầu rồi tưới nước cho cây
Cây trồng phải thẳng không được ngã nghiêng để cây phát triển tốt (sử dụng cọc cắm chéo 60 độ so với mặt đất rồi cố định cây vào cọc để cố định cây)
Quay bo tháp về hướng gió chướng (hướng mặt trời lặn), sử dụng các vật liệu có sẵn ở địa phương để che bớt ánh sáng trực tiếp cho cây, chỉ nên che khoảng 30% để cây có thể làm quen dần với ánh sáng
2, Lưu ý:
Vì cây sầu riêng con không chịu được đọng nước nên vun mu rùa xung quanh gốc cây chống đọng nước.
Sau khi mang giống ở vườn ươm về phải dưỡng cây từ 10-15 ngày để khi đem đi trồng cây không bị sốc nhiệt và bầu đất ổn định lại sau quá trình vận chuyển.
Để cho lá non, đọt non già đi rồi mới đem trồng để cây không bị cháy lá.
Tưới nước cho cây non vào mỗi buổi sáng để cho cây đủ nước quanh hợp cả ngày (15 – 20 ngày). Tham khảo và chi tiết
IV, Khoảng cách trồng:
Sầu riêng là cây thân gỗ mọc thẳng có bộ tán rộng, là một trong những cây ăn quả nhiệt đới ưa sáng nên cần phải trồng thưa để vườn cây luôn được thông thoáng thì cây mới có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Tuỳ theo thực tế mà có nhiều phương thức trồng như trồng thuần hay trồng xen.
– Nếu trồng thuần: 125 cây – 156 cây/ha ( 8m x 8 –10m/cây)
– Nếu trồng xen: 70 cây – 100 cây/ha (10m x 12m/cây)
.
khoảng cách cây sầu riêng
V, Quy trình chăm sóc
1, Chăm sóc
Trong những tuần lễ đầu mới trồng, nếu thời tiết nóng bức hay quá nắng, nên tưới ướt thân và lá vài lần (lúc trưa và xế chiều) để tránh mất nước ở cây. Đến mùa khô hạn, phải thường xuyên tưới nữa giữ ẩm cho cây sầu riêng. Tới mùa mưa, chú ý công tác thoát nước để tránh tình trạng cây bị ngập úng.
Tỉa cành, tạo dáng giúp cho cây được thoáng, cành lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp và hạn chế được sâu bệnh. Giúp cho cây khỏi phải nuôi những cành ăn hại, tốn hao dinh dưỡng mà không có lợi.
Đốn tỉa bớt các cành cấp 1. Nên phân tầng, mỗi tầng có khoảng 3-4 cành cấp 1. Tầng nọ cách cành kia 40-60 cm (đối với những cây trưởng thành). Các cành cấp 2,3…dày đặc, phải tỉa bỏ bớt.
2, Cách bón phân
Bón phân cho sầu riêng cần chú ý bón nhiều lần trong một năm với lượng phân tăng dần từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây cho quả ổn định. Lượng phân bón bình quân cho sầu riêng như sau:
+ Hàng năm bón cho mỗi cây từ 10-20kg phân hữu cơ.
Phân vô cơ bón hàng năm cho mỗi cây nhưu sau:
+200-400g urê + 800-1000g supelân + 100g KCl hoặc K2SO4 tùy thuộc vào tính chất của đất. Có thể bón bổ sung thêm tro bếp.
Số phân trên đây được chia thành 4-5 lần để bón.
Có thể dùng phân NPK (15:15:15) để bón với lượng 300-500g cho một cây, chia làm nhiều lần để bón trong 1 năm.
Cách bón tốt nhất là khi chuẩn bị ra hoa nên bón ít phân N, tăng P và K. Lúc này có thể dùng phân NPK (9:24:24) để bón bằng cách rải đều dưới tán cây, sau đó phủ lớp đất mặt lên.
Khi cây ra quả cần tăng lượng phân kali. Lúc này có thể sử dụng phân NPK (14:14:24). Bón cho mỗi cây 4-6kg chia ra 3 lần để bón trong một năm.