QUY TRÌNH CANH TÁC GIỐNG LÚA ST24
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2017 đến năm 2020, diện tích lúa nước của tỉnh Đắk Lắk duy trì ở mức 47.500 ha, tăng 18.366 ha so với năm 2010, trong đó các huyện như: Krông Ana, Lắk, Ea Súp, Ea Kar, Krông Pắk là những địa phương có diện tích lúa nước tăng cao.
Nhận thấy diện tích trồng lúa tăng cao nhưng giá trị kinh tế mang lại còn thấp. Nắm bắt được yếu tố kinh tế này, nhiều đơn vị hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và nông dân tại các vùng đất lúa trên địa bàn tỉnh đã bắt tay sản xuất giống lúa ST24 và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Tại sao nên chọn giống lúa ST24
Giống lúa ST24 do kỹ sư Hồ Quang Cua và các cộng sự lai tạo, mới đây đã đạt danh hiệu top 3 gạo ngon nhất thế giới.
Ưu điểm của giống lúa này là khả năng chống chịu phèn, mặn tốt, không bị nhiễm bệnh sọc trong, đạo ôn lá và khoan cổ bông, nhiệm nhẹ cháy bìa lá nếu bón thừa phân, chống chịu với rầy nâu mạnh hơn nhờ mạ cứng, ống rạ to, rất ít nhiễm đốm vằn, bông lúa to và dày nách, ít lép.
Thời gian sinh trưởng từ 120-125 ngày. Khi trồng ở vùng chuyên canh tác lúa nước ở địa phương đạt năng suất vượt trội, nhiều nơi đạt đến 11-13 tấn/ha.
Vì là lúa đặc sản nên giá thường dao động hơn 1000 đồng kg so với các loại lúa khác.
Kĩ thuật về canh tác
Thời gian ngâm ủ
Với vỏ trần rất dày nên khi ngâm ủ phải ngâm 2 ngày 2 đêm. Nếu thời gian ngắn hơn thì khả năng tỉ lệ nảy mầm sẽ không đạt.
Để ứng phó với thời tiết lạnh, bà con nên cần ngâm ủ hạt giống trong điều kiện nước ấm, kết hợp xử lí hạt giống, bón lót trước khi gieo sạ để giúp cây lúa giai đoạn đầu rễ khỏe, mầm khỏe, phát triển tốt, hạn chế bọ trĩ, và nấm bệnh trong 20 ngày đầu giúp cây lúa phát triển sau này tốt hơn
Mật độ gieo trồng
Về mật độ gieo sạ, bà con không nên gieo sạ quá dày, chỉ nên chọn mật độ vừa phải với khoảng 13 – 15 kg/sào, thậm chí ít hơn, dưới 10kg/sào. Điều này sẽ giúp cây lúa đẻ nhánh, hấp thu ánh sáng đầy đủ, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, cho năng suất cao.
Làm đất mạ (Mỗi sào ruộng cấy cần 25 – 30 m2 mặt luống để bắc mạ)
Đất làm mạ phải cày, bữa kỹ nhiều lần đảm bảo nhuyễn bùn và sạch cỏ dại. Sau khi cày bừa kỹ thường xuyên giữ nước trong ruộng, tránh khô nẻ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của mạ sau khi gieo.
Lên luống: Mặt luống rộng từ 1,2 – 1,5m, cao 15 – 20 cm và rảnh luống rộng 25 – 30 cm.
Bón phân lót: Sau khi lên luống tiến hành bón phân lót (bón cho 25 – 30 m2 mặt luống cần 8 -10 kg phân chuồng hoại mục 25kg phân hữu cơ vi sinh bón rải đều trên mặt luống, cào đều để phân chìm và làm bằng mặt luống trước khi gieo.
Kĩ thuật cấy giống lúa ST24
Mật độ cấy: Cấy trong khoảng từ 45 – 50 khóm/m2 cấy 2 – 3 dảnh/khóm
Kỹ thuật cấy: Mạ xúc đến đâu cấy đến đó, không để mạ qua đêm trên ruộng cấy; cấy nông tay (cấy ngửa tay). Nếu có điều kiện nên cấy thành băng và cấy thẳng hàng.
Quy trình kĩ thuật bón phân và chăm sóc cho giống lúa ST24 đạt năng suất cao
Nếu sử dụng phân đơn, có thể áp dụng cách bón như sau (cho 1 ha):
Trước sạ/cấy: Bón lót phân hữu cơ + 350kg super lân + 30kg urê.
Haifa MAP 12-61-0 pha 100g cho 20-40 lít nước. Sử dụng vào giai đoạn sau khi sạ 5-7 ngày cho đến khi giống lúa ST24 đẻ nhánh. Dùng 2-3 lần, 7-10 ngày 1 lần.
Thúc lần 1 (7-10 ngày sau sạ/cấy): 60kg urê + 30kg KCl
Thúc lần 2 (18-20 ngày sau sạ/cấy): 90kg urê + 60kg KCl.
Haifa Magnisal pha 50-80g/lít nước, dùng 2-3 bình/1000m2 sử dụng vào giai đoạn giống lúa st24 sinh trưởng
Thúc lần 3 (đón đòng lúc 50% thân chính có đòng 1mm): 90kg KCl + 30-40 kg urê.
Nếu sử dụng phân hỗn hợp, có thể áp dụng cách bón như sau (cho 1 ha):
– Trước sạ/cấy: Bón lót phân hữu cơ + 180-200 kg super lân.
Haifa MAP 12-61-0 pha 100g cho 20-40 lít nước. Sử dụng vào giai đoạn sau khi sạ 5-7 ngày cho đến khi giống lúa ST24 đẻ nhánh. Dùng 2-3 lần, 7-10 ngày 1 lần.
– Thúc lần 1 (7-10 ngày sau sạ/cấy): 160kg NPK (20-10-10) hay 200 kg NPK (16-16-8).
– Thúc lần 2(18-20 ngày sau sạ/cấy):220kg NPK (20-10-10) hay 220 kg NPK (16-16-8).
Haifa Magnisal pha 50-80g/lít nước, dùng 2-3 bình/1000m2 sử dụng vào giai đoạn giống lúa ST24 sinh trưởng xanh lá, tăng năng suất.
– Thúc lần 3 (bón đón đòng lúc 50% thân chính có đòng 1 mm): 50 kg urê + 90 kg KCl.
Lưu ý: Tùy theo chất đất có thể điều chỉnh lượng phân cho phù hợp.
Quản lí nước và chăm sóc
Sau gieo cấy cho nước vào ruộng, mực nước xâm xấp (tráng gốc cây lúa) giúp ruộng giữ ẩm tốt hoặc ngập 2 – 3cm. Quan sát ốc bươu vàng trên ruộng.
7 – 10 ngày sau gieo cấy tiếp tục cho nước vào ruộng ngập 5 -7cm.
28 ngày sau gieo cấy bắt đầu tháo khô ruộng lần thứ nhất (nếu các hàng lúa lá đã giáp tán với nhau).
35 – 49 ngày sau gieo cấy, giữ mực nước 5cm, (chuẩn bị bón phân đợt 3), sau khi bón phân để nước rút tự nhiên, đến khi xuống dưới mặt đất 15cm, bơm nước vào cao nhất là 5cm.
80 – 85 ngày sau gieo cấy, tháo khô nước ruộng để lúa chín đều và dễ thu hoạch bằng máy cắt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp.
Cấy dặm lúa khoảng 15 – 20 ngày, tiến hành cấy dặm những nơi bị chết.
Khử lẩn: Thường xuyên khử lẩn những cây khác dạng hình và lúa cỏ, thực hiện dứt điểm 15 ngày trước khi thu hoạch.
Quản lý dịch hại: bằng phương pháp tổng hợp IPM (nguyên tắc chính: cây lúa khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia) nhằm quản lý dịch hại một cách thấp nhất và chỉ sử dụng thuốc sinh học để phòng trừ.
Cỏ dại, ốc bươu vàng : Làm đất kỹ và san bằng mặt ruộng, giữ ngập nước trong giai đoạn đầu để khống chế cỏ dại. Thu gom ốc trước khi gieo sạ, gom ốc xuống nơi trũng để bắt và kiểm soát. Làm cỏ sục bùn bằng các dụng cụ thủ công.
Sử dụng Haifa Protek ngăn ngừa thán thư, đạo ôn, nấm cho cây.
Ngoài bài viết kĩ thuật về giống lúa đặc sản st24 ở trên bà con cũng có thể tìm hiểu thêm về sử dụng phân hữu cơ hướng tới nền nông nghiệp bền vững.