thủ tướng nguyễn xuân phúc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Buôn Ma Thuột chủ trì Hội nghị phát triển cây mắc ca

Sáng ngày 29-9, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) phối hợp cùng Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức “Hội nghị kết quả phát triển cây mắc ca tại Việt Nam thời gian qua, định hướng và giải pháp trong thời gian tới”.

Hội nghị có sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng sự tham dự của các ủy viên, ban ngành Trung ương, địa phương cùng cộng đồng doanh nghiệp, hộ gia đình chuyên trồng và chế biến mắc ca.

Tiềm năng phát triển lớn

Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định rằng: “Mắc ca là cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho vùng Tây nguyên,Tây Bắc và chưa có cây nào có nhu cầu tăng đến 200% như hiện nay, vì vậy cần phải phát triển, xây dựng thương hiệu cho mắc ca Việt Nam và phải thu hút nhiều nhà đầu tư vào loại cây này”.  Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để người nông dân có thể trồng và thu hoạch Mắc ca đạt hiệu quả cao nhất, quy hoạch ở vùng đất trồng nào, quản lý ra sao,…

Theo thống kê từ Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, Mắc ca hiện tại đã có mặt tại 23 tỉnh thành trong cả nước. Tổng diện  tích lên đến 16,5 nghìn héc-ta, hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên chiếm diện tích lớn nhất, với trên 15,4 nghìn héc-ta. Trung bình, mỗi vùng đạt khoảng 3 tấn hạt tươi/ha. Riêng năm 2020, sản lượng thu hoạch được gần 6,6 nghìn tấn hạt tươi, tăng gần 24,5 lần so với năm 2015. Hiện nay, giá bán hạt sấy Mắc ca ước tính khoảng 200 triệu đồng/ tấn. Với khoảng 4.000 tấn hạt sấy sẽ đem đến khoảng 788 tỷ đồng. Trong đó có khoảng 2,4 nghìn tấn sấy/năm tới xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Pháp…

Thủ tướng nhấn mạnh cần tìm được ưu điểm, đặc tính cùng sự khác biệt của Mắc ca Việt, làm sao để cây Mắc ca đáp ứng tinh thần “đi sau, về trước” và trở thành cây đứng đầu thế giới trong tương lai.

Những thách thức đặt ra

Đi kèm với những lợi thế, sự phát triển của cây Mắc ca còn gặp phải nhiều thách thức cần giải quyết. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong 10 năm trở lại đây, Mắc ca tuy phát triển nhanh nhưng mới chỉ chiếm được 1% sản lượng hạt có dầu. Ngoài ra, nhiều trường hợp trồng 5-7ha Mắc ca mà không có trái, được mùa mất giá, được giá mất mùa.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết công tác quản lý giống ở một số địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mực, còn nhiều hạn chế trong nắm bắt thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, quy trình trồng và canh tác tại một số hộ gia đình vẫn chưa đạt hiệu quả, người dân chưa chú trọng phát triển. Việc trồng cây Mắc ca còn phân tán, chưa tập trung.

 

Exit mobile version