trầm cảm

Trầm cảm – rối loạn lo âu

Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng trải qua biểu hiện của sự trầm cảm . Một căn bệnh nguy hiểm, căn bệnh mà khi nó đến cũng không một ai nhận ra, cho đến khi bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng hoặc đã trải qua thì bản thân của “bệnh nhân” mới nhận ra rằng nó đã từng ghé thăm mình và không phân biệt tuổi tác hay giới tính.

Những biểu hiện thường gặp nhất ở căn bệnh trầm cảm này đó là :

– Họ bắt đầu gặp vấn đề về giấc ngủ. Bản thân luôn cảm thấy khó ngủ khi đặt mình lên chiếc nệm êm cái chăn ấm nơi mà họ cảm thấy thoải mái dễ chịu nhất hằng ngày. Mặc cho cơ thể mệt rã rời sau một ngày học tập hay làm việc vất vã, nhưng chính ta vẫn không dễ chìm sâu vào giấc ngủ như bao người. Thậm chí là trằn trọc thức đến rạng sáng, khi người khác thức dậy thì họ mới có thể đi ngủ.

– Họ gặp vấn đề về ăn uống. Những món ăn yêu thích, những thực phẩm ăn hằng ngày, giờ đây bản thân không còn hào hứng hoặc dù cho đã đưa vào miệng nhưng vẫn không cảm thấy ngon như trước đây. Tệ hơn là chán ăn rồi bỏ bữa. Một số người để ngồi vào bàn ăn dùng hết một bữa cũng giống như đang bị tra tấn vậy.

– Khi không ngủ đủ giấc, khi không nạp đủ dinh dưỡng từ thức ăn vào bên trong để nuôi cơ thể vật lý, “người bệnh” bắt đầu cảm nhận rõ triệu chứng hơn khi thấy cơ thể trở nên khó chịu, tinh thần thì luôn bất an. Dẫn đến một số hệ luỵ như luôn thấy đau đầu, mệt mỏi, toàn thân đau nhức, khó thở và cả lo âu.

Nếu đã trãi qua giai đoạn một là phản ứng với cơ thể, thì giai đoạn hai họ sẽ có biểu hiện phản ứng với mọi người xung quanh .

“Người bệnh” bỗng trở thành mẫu người ngại giao tiếp với tất cả mọi người xung quanh, dù cho trước đó họ rất hoạt bát và náo nhiệt. Rất nhiều trường hợp họ ngắt kết nối với mạng xã hội, ngắt kết nối sợi dây liên kết với bạn bè như Facebook… xem như ở ẩn.

Hoặc trong đó có một số người thì vui tươi cười đùa trước đám đông trước mặt bạn bè, chứng tỏ mình ổn, nhưng khi một mình họ lại mắc kẹt bởi một mớ suy nghĩ hỗn độn chưa thể tháo gỡ kia, suy nghĩ rồi lại khóc một mình. Trước mặt họ như có một khoảng cách rất xa với những người bạn, đồng nghiệp, gia đình và kể cả người thương. Bản thân họ và những người kia như ở hai thế giới khác nhau nên họ rất khó để chia sẽ, tâm sự. Họ thích ở một mình, im lặng và thoải mái chìm trong thế giới với dòng chảy suy nghĩ trong đầu. Người bị bệnh trầm cảm thường chậm chạp, không có hứng thú với bất kỳ điều gì. Cơ thể họ trì trệ, lười hoạt động, ngay cả thở cũng thấy khó khăn, mệt nhọc.

Và đến đây đã bước vào giai đoạn nguy hiểm, nó chẳng khác nào căn bệnh ung thư gây ra bao nhiêu cái chết cho nhiều người ngoài kia , trầm cảm cũng như vậy. Biểu hiện ở giai đoạn này dễ nhận thấy nhất, nhưng bản thân “người bệnh” lại không biết mình đang bệnh đó mới là vấn đề nan giải. Họ luôn bi quan trong mọi việc. Những việc họ đang làm, muốn làm thay vì nghĩ theo hướng tích cực rằng mình sẽ thành công, sẽ may mắn, sẽ chiến thắng. Họ lại nghĩ đến hướng tiêu cực rằng mình sẽ thất bại, sẽ thua cuộc. Họ luôn có những luồng suy nghĩ như vậy và họ cũng nghĩ rằng “cả thế giới này đều đang quay lưng lại với mình”. “Người bệnh” luôn tự ti về bản thân mình. Họ dần mất đi niềm tin vào bản thân. Cảm thấy bản thân thua kém bạn bè, thua kém nhiều người mà họ quen biết. Đôi khi lại cảm thấy tội lỗi dù đó không phải lỗi do mình. Khi tâm trí không còn vững vàng, khi những năng lượng xấu, những dòng suy nghĩ tiêu cực điều khiển được họ. Họ cạn kiệt sức lực, họ mệt mỏi và không tìm thấy lối thoát trong mê cung ảo kia. Và họ buông xuôi, họ luôn chọn cái chết để giải thoát cho kiếp sống này. Với họ là một kiếp sống đầy đau thương và mệt mỏi.

Trầm cảm là căn bệnh có ba giai đoạn, mỗi giai đoạn có một số biểu hiển nặng nhẹ khác nhau, và nguyên nhân khởi bệnh thì nhiều vô số kể. Người thì vì áp lực công việc, người thì vì áp lực gia đình chồng con, bạn bè, tình yêu, tiền bạc… . Cũng không ngoại lệ cho những ai đặt mục tiêu quá cao để khi không đạt được họ sẽ hụt hẫn, buồn bã rồi dẫn đến stress và tạo cơ hội cho căn bệnh trẫm cảm ghé ngang cuộc đời khi nào không hay. Người ngoài, bạn bè ai không hiểu không biết, họ sẽ nhìn và nghĩ rằng người kia đang có vấn đề về thần kinh, có khi nặng lời hơn một chút là chạm dây hay điên khùng, đại loại là không được bình thường. Nhưng không, đó là triệu chứng của căn bệnh mang tên “trầm cảm” hay còn gọi là “rối loạn lo âu”.

Tôi đã từng là một nạn nhân của căn bệnh này. Và một trong số những người tôi quen biết, họ cũng là nạn nhân. May mắn thay tôi thoát ra được guồng quay của dòng suy nghĩ tiêu cực kia, mà không chọn về phe cái chết. Còn họ, bằng nhiều cách kết liễu cuộc đời, có người may mắn được cứu sống, có người thì ra đi mãi.

Một lời khuyên tự đáy lòng tôi dành cho các bạn, một cá thể đã từng trãi qua. Nếu bạn đã đọc đến đây và thấy mình đâu đó trong những triệu chứng nêu trên, dù ít hay nhiều. Hãy chấn tĩnh lại bản thân ngay lập tức, hãy tìm mọi cách cắt đứt luồng suy nghĩ tiêu cực đang hiện hữu trong tâm trí bạn, không cho phép cảm xúc ảo đó điều khiển bạn và không tiếp tục lệ thuộc vào nó. Ngoài ra một cách tốt để cãi thiện tâm trạng của “người bệnh” đó là bạn nên nói chuyện với những người bạn tin tưởng, cũng có thể là một người xa lạ chịu lắng nghe bạn trãi lòng, để giải tỏa bớt suy nghĩ, chia sẽ bớt bao câu chuyện chất chứa trong lòng mà bạn đã để nó cho riêng mình bấy lâu nay.

Bạn hãy tự hỏi bản thân mình rằng: ”Hiện tại mình đang muốn làm điều gì nhất ?”, và tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Lên kế hoạch và phân chia ra làm từng việc nhỏ, từng cái một để dễ hoàn thành chúng. Nếu bạn là người chưa từng tham gia môn thể thao nào, thì đây là lúc thích hợp để bạn nghĩ đến, bạn cần phải chơi một môn để giải toả năng lượng, vì khi tay chân bạn hoạt động nhiều phần trí não của bạn sẽ giảm bớt các dòng suy nghĩ lại. Như Gym, yoga, bơi lộ, chạy bộ, đạp xe… có rất nhiều môn thể thao để bạn trãi nghiệm và chọn ra cái phù hợp. Thiền định cũng giúp cho tâm can của bạn tĩnh lặng hơn, giúp bạn hít vào năng lượng tốt và thải ra những năng lượng xấu.

Tìm và đọc những quyển sách truyền cảm hứng, để bạn có thể học hỏi theo hướng có lối sống tích cực không nghĩ bi quan, loan toả hạnh phúc và yêu thương cho bạn và cả cho mọi người. Bạn cần làm tất cả mọi việc để cân bằng lại cảm xúc, để trở lại với thực tại bằng việc hành động ngay lập tức thay vì ngồi đó và chỉ suy nghĩ.

Tôi đã từng ở vị trí như các bạn hiện tại. Tôi cũng đã từng thấy cả thế giới như đang quay lưng lại với mình, và cũng có suy nghĩ muốn tìm đến cái chết. Nhưng khi đã trãi qua được tôi nhận ra rằng, chỉ cần bạn không quay lưng lại với chính mình, dù cả thế giới có quay lưng lại với bạn thì cuộc sống của bạn vẫn tiếp tục tiếp diễn, những ước mơ hoài bảo của bạn vẫn còn cơ hội để thực hiện, bạn vẫn sẽ có thể trãi nghiệm cuộc sống trở thành một người có ích cho Xã Hội và thành công. Vậy nên xin bạn đừng “buông”. Hãy vững tin rằng ngày mai mặt trời sẽ lại chiếu sáng khu vườn u tối này thôi. Rồi mai khi bạn bước chân ra được khỏi chiếc mê cung ảo này, bạn sẽ lại tìm thấy chính con người thật của mình và sống một cuộc đời vui vẻ hạnh phúc mà thôi.

Hãy sống:
“Là bạn – nhưng tích cực hơn.
Là bạn – nhưng hạnh phúc hơn”.
(Trích từ #QHLD)
Nếu bạn không ngại chia sẽ câu chuyện của mình với một người xa lạ như tôi, thì tôi ở đây, sẵn sàng chia sẽ và lắng nghe bạn nói. ♥️
———————–
Bài viết được chia sẻ bởi bạn Thu Huyền (BOT)

Exit mobile version