tranh châm biếm báo chí

“Nhỏ không học lớn làm nhà báo” và câu chuyện về báo chí thời nay

Hiện nay như đa số mọi người đều biết thì báo chí chính là một phần quan trọng của cuộc sống. Báo chí có rất nhiều vai trò trong lĩnh vực chính trị, ngoài ra còn đóng vai trò trong phát triển kinh tế và phản ánh đời sống xã hội. Nhưng hiện nay hiện tượng “câu views” đang diễn ra phổ biến, gây nên những ảnh hưởng nhất định.

Bất kì ai trong số chúng ta cũng đọc báo ít nhất vài lần nhưng có mấy ai biết được quá trình hình thành của nghề này. Việc tìm hiểu về lịch sử hình thành của nghề báo, sẽ cho ta biết mục tiêu và ý nghĩa của báo chí hướng tới.

Khai sinh sớm nhất trong làng báo Quốc ngữ Việt Nam được cho là Gia Định báo. Tờ báo tổng hợp này có khuôn khổ 25 x 32 cm, ra hàng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm sau khi phát hành số đầu vào ngày 15 tháng 4 năm 1865. Với Trương Định Ký làm “chánh tổng tài” (nay được gọi với chức danh là tổng giám đốc)

Trương Vĩnh Ký được cho là nhà báo Việt Nam đầu tiên, là một học giả lớn, thạo 26 ngoại ngữ, là tác giả của hơn 100 bộ sách, hàng nghìn bài viết, có chân trong nhiều hội khoa học quốc tế, cống hiến xuất sắc cho các chuyên ngành: văn hóa, ngôn ngữ, địa lý, nhân chủng học. Ông được cho là đã thành lập, làm tổng biên tập những tờ báo Quốc ngữ đầu tiên, đồng thời được đánh giá là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác và được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.

Báo chí của ngày xưa là…

Sự ra đời từ rất sớm chứng tỏ vai trò chứng tỏ báo chí có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày.

Ngôn ngữ, câu từ của báo chí thời bấy giờ là điều mà đến tận thời điểm hiện tại, điều mà không ai có thể phủ định được. Đặc biệt, báo chí trong thời kháng chiến là một tấm gương sáng, để các nhà báo hiện tại không ngừng noi theo. Các câu từ, hình ảnh hay nội dung được đặt vào trong bài viết đều có một ý nghĩa nhất định, để nổi bật thông điệp mà người viết muốn mang lại.

Mặc dù vai trò của báo chí thì khó có ai có thể chối bỏ được, nhưng đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến nhiều ngành nghề. Báo chí Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc trong xu thế hội nhập mạnh mẽ. Sự phát triển công nghệ truyền thông mới, đặc biệt là sức ép cạnh tranh thông tin từ truyền thông xã hội vừa tạo ra thách thức, vừa tạo cơ hội cho những người làm báo Việt Nam.

Báo chí thời nay là…

Cùng với sự phát triển vũ bão của nền công nghệ số thì truyền thông, báo chí ngày càng có nhiều sự thay đổi. Nhưng điều đáng tiếc ở đây là đa số sự thay đổi theo hướng tiêu cực, ngày càng có chiều hướng gia tăng chóng mặt. Ngược lại những thông tin quan trọng như các quyết định của nhà nước, các bộ luật được sửa đổi và ban hành thì không mấy ai biết.

“Jack và K-ICM, bộ đôi từng làm mưa làm gió showbiz Việt giờ ra sao”

“Đỗ Khánh Vân bị lập group anti hơn 30 nghìn thành viên, sau khi tỏ thái độ trong chương trình Sao Nhập Ngũ. Thậm chí một vài tờ báo mạng “giật tít” làm nhiều người không khỏi ngao ngán:

“Công Phượng sẽ dùng họ của ông nội để đặt tên cho con”

Những thông tin trên thu hút từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu views. Nhưng đối với những thông tin quan trọng, những thông tin có giá trị từ chính phủ thì ít ai lại để ý đến như:

“Thủ tướng ra Công điện yêu cầu nghiêm túc thực hiện phòng chống COVID-19”

“Thành phố Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động ngày 1/3/2021”

“Kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thuộc top tốt nhất thế giới”

Có lẽ chính sự “hiếu kì vô bổ” của những người đọc hiện nay, đã góp phần làm cho các trang “báo lá cải” ngày càng lớn mạnh. Và dần dần cản lối những nhà báo chân chính. Những điều đó làm cho họ không thể tồn tại được với nghề, hoặc trở thành những “thánh giật tít” để trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình. Tôi không phủ định rằng nghề báo phải có những thay đổi, để phù hợp với thị hiếu của người dùng. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận lại cách chọn lọc thông tin của bản thân, để những nhà báo chân chính còn nơi để thỏa mãn đam mê, thỏa mãn tài năng của chính mình.

Việc chọn lọc thông tin trên các trang báo để đọc cũng giống như việc chọn sách để đọc. Vì vậy, hãy tôn trọng bản thân của mình, chọn cho nó những thứ tốt đẹp, những thông tin hữu ích. Thay vì “Chuyện Showbiz” hay những thông tin về “Cướp, giết, hiếp” tràn lan trong xã hội hiện nay.

—TAD—

Exit mobile version