Kiến thức không quyết định ý thức và câu chuyện về đại dịch covid
“Đang tự cách ly, tiếp viên hàng không (BN 1342) rủ bạn đến chơi nhà: Ý thức ở đâu?”. Vừa đọc được tin này trên tờ Thanh Niên làm tôi mông lung trong suy nghĩ. Tại sao một người được đào tạo một cách chuyên nghiệp, trong một môi trường khắt khe lại phạm phải những lỗi cơ bản như vậy?
Các trang thông tin lớn đều đưa thông tin về ca lây nhiễm trong cộng đồng này. Và con số về tương tác, lượt like, lượt bình luận đều vượt xa các sự kiện trong cùng thời điểm. Những bình luận chỉ trích, phê phán bạn có thể đọc ở bất cứ đâu mà có đăng tin về vụ việc:
“Đẻ cái đầu ra để mọc tóc cho đẹp thôi hay sao á. K biết đầu người hay đầu cắt moi nữa”
“VNA mới được vinh danh xong ? giờ có ông nhân viên phá đám ghê”
“Ở nước ngoài, đơn cử là Malaysia cách ly bước ra khỏi cửa phòng khách sạn hoặc rời khỏi nơi cư trú có thể ở tù đến 2 năm. VN nên áp dụng tăng hình phạt lên luật cách ly để những thằng thiếu hiểu biết và coi thường cộng đồng nó hiểu hơn.”
“Cả nước còn chưa hết khổ ah có học mà ý thức như con ruồi”
Nhưng lạc lõng đâu đó vẫn có một bình luận như thế này:
“Vi phạm quái gì. Dịch như vậy vỡ trận là chuyện sớm muôn. Mấy thằng tàu trốn qua việt nam cả đống sao không nói gì có thằng tiếp viên mà la lối gì. Ráng chịu trận đi”
Vậy tại sao một người được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng lại có hành động như vậy?
Chủ quan!
Trong khi tình hình dịch bệnh của các nước trên thế giới diễn biến phức tạp thì ở Việt Nam kiểm soát dịch bệnh rất tốt, tạo ra tâm lý chủ quan “Dịch nước mình kiểm soát hết rồi, mà chẳng nhẽ trong biết bao nhiêu người mà mình lại bị dính?”. Cũng giống như việc hút thuốc “hút một điếu có chết đâu” rồi sau này khi mắc bệnh ung thư phổi thì có muốn hối hận cũng không kịp. Và đó là những gì xảy ra trong đợt covid này, đến lúc này câu nói giá như đã không còn tác dụng.
Ích kỉ!
“Người sống không vì mình trời tru đất diệt”
“Thà ta phụ người trong thiên hạ chứ không để người trong thiên hạ phụ ta”
Họ nghĩ cho bản thân mình trước, thõa mãn nhu cầu của bản thân mà không màng đến sự an nguy của những người xung quanh. Giống như câu chuyện Thạch Sanh, việc Lý Thông ích kỉ, chỉ nghĩ về bản thân mình. Không những cướp công trạng mà còn đưa Thạch Sanh từ nguy hiểm này đến nguy hiểm khác và cuối cùng lại phải nhận cái kết đắng. Còn Thạch Sanh, một người luôn bao dung, rộng lượng thì dù có trải qua nhiều gian khổ thì vẫn nhận được cái kết có hậu.
Ở đây, việc chủ quan chiếm phần lớn nguyên nhân gây ra vụ việc lần này. Tiếp viên hàng không đó cũng không muốn là mầm bệnh để lây lan cho những người xung quanh. Nhưng đó cũng chính hồi chuông cảnh báo cho tất cả mọi người có ý thức phòng chống dịch bệnh một cách nghiêm túc hơn. Thường xuyên giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay, đặc biệt là đeo khẩu trang khi ra ngoài và ở những nơi công cộng.
Khi thời tiết trở lạnh thì cũng chính là điều kiện thuận lợi để virus phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, hãy tuân thủ chặt chẽ những quy định phòng chống dịch covid, đồng thời bạn đọc lưu ý bảo vệ sức khỏe trong mùa đông nhé.
Daklak.me chúc bạn an lành trong mùa dịch khó khăn này!
Tìm hiểu thêm: Giữa tình hình dịch covid, chúng ta đã bình tĩnh hơn!