những câu hỏi ngày tết

Chuyện năm nào cũng có: 101 những câu hỏi khó đỡ vào ngày Tết

Tết là dịp để gia đình sum vầy, để chúng ta đi thăm bạn bè, người thân. Và cũng là dịp để bạn… chuẩn bị tinh thần đối mặt với những câu hỏi “cực kỳ khó đỡ”.

Muôn vàn những câu hỏi “đặc sản” của Tết

Bên cạnh các món quen thuộc trong dịp lễ Tết như bánh chưng, bánh dày, mâm ngũ quả,… thì những câu hỏi của cô dì chú bác họ hàng gần xa cũng đã dần trở thành đặc trưng không thể thiếu vào ngày lễ cổ truyền:

Nguyên nhân khiến những câu hỏi Tết luôn tồn tại có thể xuất phát từ sự quan tâm, tò mò, muốn có chuyện Tết để nói hoặc thậm chí là vì tính… cà khịa, thích so sánh.

Dù là với nguyên nhân gì, thì khi vô tình bị đụng phải những câu hỏi không muốn trả lời, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu và mất vui trong ngày Tết, đúng không nào? Để đối phó với những câu hỏi như vậy, bạn cần phải vũ trang cho mình:

Sau khi đã sẵn sàng mọi thứ thì chỉ cần “binh đến tướng chặn, nước đến đất ngăn” mà thôi.

Cách trả lời câu hỏi Tết đi vào lòng người

Vì năm nào bạn cũng sẽ được hỏi những câu tương tự như vậy (cho đến khi vấn đề được chính bạn giải quyết và ai cũng biết), nên kiểu trả lời có phần “bốp chát” mà bạn thường thấy trên mạng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Thay vào đó, hãy bình tĩnh hơn, trả lời thẳng vào vấn đề để ai cũng cảm thấy hài lòng.

Lấy ví dụ, khi ai đó hỏi đến lương, đừng bao giờ nói ra con số cụ thể dù là lương cao hay thấp. Thay vào đó, bạn có thể trả lời theo kiểu: “lương cháu đủ ăn và đủ để cháu tích góp cho kế hoạch trong tương lai”. Còn nếu bị hỏi “cháu có kế hoạch gì” thì cứ việc bảo là “cái đấy là bí mật cháu chưa thể bật mí”. Hoặc đôi khi, bạn có thể trả lời theo phong cách… bắt đối phương phải vận dụng kiến thức xã hội như: “lương cháu so với người lao động cả tỉnh/ cả nước nằm ở mức trung bình khá”, “cháu kinh doanh riêng nên có tháng chả có đồng nào, có tháng thì lương bằng mấy tháng gộp lại, biến động giống chứng khoán ấy ạ”,…

Vậy trường hợp đụng phải vấn đề “bao giờ lấy vợ/ chồng” hay “có người yêu chưa” thì sao? Theo đánh giá, đâylà một câu hỏi mang tính sát thương cao hơn gấp bội, đặc biệt là với hội FA chưa muốn lập gia đình. Lúc này, bạn cần trả lời theo kiểu chặn đầu, chặn đuôi để không bị đối phương hỏi thêm. Như là: “Cháu chưa biết, nhưng khi nào cưới thì cháu sẽ báo liền với cô dì chú bác” hoặc chém gió kiểu “Người yêu thì có nhưng đối tượng kết hôn thì chưa”. Đôi khi, bạn sẽ bị khiêu khích “tinh thần FA” bằng câu: “Lấy đi, ế lắm rồi”. Lúc này thì phải hết sức bình tĩnh, trả lời bằng câu vừa có tình, lại vừa có lý: “Cháu thà lấy muộn còn hơn lấy nhầm người”. Rồi kiếm cớ mà chuồn lẹ đi nhé.

Nói chung, tùy vào tình huống mà bạn có thể đưa ra cách xử lý khác nhau. Quan trọng là hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, một cái đầu lạnh để ngày Tết luôn được vui.

Sau cùng, chúc bạn vượt qua ma trận câu hỏi trong kỳ nghỉ Tết sắp tới và sớm thoát khỏi ám ảnh về những câu hỏi này trong tương lai.

Exit mobile version