ôn thi

6 mẹo nhỏ giúp bạn ghi nhớ kiến thức trước kì thi

Bạn đang vò đầu bứt tóc tìm cách vượt qua kì thi sắp tới với mớ kiến thức khổng lồ, liệu cày ngày cày đêm có mang lại hiệu quả như mong đợi? Hãy bình tĩnh, đọc hết những chia sẻ dưới đây để tìm ra bí kíp đạt điểm tối đa. Thứ tự quan trọng của các phương pháp ghi nhớ, được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới nhé!

Hãy ghi nhớ các các dữ kiện sau đây: bút chì, dép, bút bi, tương ớt, xe mô tô, con bò, cái thìa, mắt kính, súng nước. Bạn đã ghi nhớ được bao nhiêu dữ kiện? Sau đó hãy đọc tiếp bài viết ở dưới để nắm các công cụ ghi nhớ. Và hãy áp dụng phương pháp được trình bày ở phần cuối, để xem khả năng ghi nhớ của bạn đã thay đổi như thế nào nhé!

Tưởng tượng và liên hệ

Vì đa số chúng ta đều ghi nhớ thông tin qua thị giác, nên việc sử dụng trí tưởng tượng và khả năng liên hệ là cực kì hiệu quả. Hơn nữa, sẽ có những kiến thức mới mà chúng ta chưa từng được biết, không có hình ảnh lưu trong kí ức. Nên việc kết hợp hai phương pháp này với nhau sẽ mang lại hiệu quả vượt trội.

Kết nối

Là phương pháp ghi nhớ căn bản thứ ba, sau tưởng tượng và liên hệ. Bạn có thể sử dụng kết nối để ghi nhớ bằng cách liên hệ mỗi mục trong danh sách với một thứ gì đó gần giống vs thực tế. Vì não bộ con người có khả năng ghi nhớ các thành phần riêng lẻ không tốt. Nhưng khi sâu chuỗi các sự kiện lại thành một câu chuyện, thì mức độ ghi nhớ được tăng lên rất nhiều lần. Và đặc biệt, đây là nền tảng để thực hiện các phương pháp ghi nhớ bên dưới.

Vị trí

Có nghĩa là liên hệ mọi thứ một cách trật tự với những vị trí nhất định. Đây là một phương không những giúp bản thân có thể ghi nhớ hiệu quả, mà còn làm tăng tính mạch lạc của một bài thuyết trình. Bởi lẽ, não bộ chúng ta cũng giống như một thư viện. Khi các quyển sách được sắp xếp theo đúng vị trí thì việc tìm kiếm cũng sẽ dễ dàng. Còn nếu mọi thứ bừa bộn thì việc lục lại một kiến thức đã học cũng vô cùng khó khăn.

Những từ viết tắt và những câu sáng tạo

Viết tắt là việc lấy chữ cái đầu tiên của một chuỗi kí tự để tạo ra từ mới. Ví dụ như một thuật ngữ kinh tế quen thuộc chúng ta vẫn nghe trên các bản tin thời sự là GDP (Gross Domestic Product – tổng sản phẩm quốc nội). CPI (Consumer Price Index – chỉ số giá tiêu dùng), hay đơn giản hơn, chúng ta có các từ viết tắt như THPT (trung học phổ thông), ĐH (đại học). Việc sử dụng công cụ này tương đối hiệu quả, vì các từ viết tắt rất phổ biến với các sĩ tử.

Những câu sáng tạo là những cụm từ hay câu được tạo thành bởi các từ có chữ cái đầu tiên giống như chữ cái đầu tiên của các từ mà bạn cần ghi nhớ. Hơi khó hiểu nhỉ? Vậy mình sẽ sử dụng một ví dụ mà bất cứ học sinh nào cũng từng nghe qua là “Khi nào cần may áo giáp sắt nên sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu”. Việc người học sử dụng công cụ này rất nhiều, nhưng chỉ đơn giản là sử sụng những công cụ do người khác sáng tạo ra. Vậy tại sao bạn lại không sáng tạo những câu như thế cho chính bài học của mình?

Gợi ý

Khi chúng ta ôn lại bài cũ thì thường xảy ra trường hợp: “Ê mày, nhắc giùm tao chữ đầu với”. Nghe có vẻ rất quen đúng không nhỉ? Việc sử dụng gợi ý để gợi lại một kiến thức cần nhớ tương đối hiệu quả. Vì nó giúp chúng ta khởi động lại tư duy của chính bản thân. Nhưng trong bài viết này tôi chỉ viết về những cách thức ghi nhớ “Hợp pháp” cho các sĩ tử. Thay vì việc nhờ người khác nhắc bài thì bạn có thể tự nhắc bản thân mình. Chẳng hạn ngày mai đến hạn nộp báo cáo nhưng tôi sợ mình lại quên, thì tôi sẽ để bản báo cáo ngay trên bàn. Để sáng hôm sau khi tôi đi đến bàn làm việc sẽ nhớ về nó.

Học thuộc lòng

Đây là phương pháp ghi nhớ ít hiệu quả nhất so với các phương pháp ghi nhớ ở phía trên. Nhưng nó lại được phần lớn các sĩ tử ưa chuộng. Vì nó không cần đầu tư quá nhiều chất xám. Chỉ cần lặp đi lặp lại những kiến thức cần nhớ nhiều lần. Và đây cũng nên là phương pháp được lựa chọn cuối cùng, chỉ khi bạn không thể sử dụng các phương pháp ghi nhớ ở trên.

Sau khi đọc xong 6 mẹo nhỏ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn thì chúng ta quay lại bài tập ở đầu bài viết. Việc ghi nhớ các dữ kiện trên tôi sẽ trình bày qua một câu chuyện:

“Một tên cướp đi vào một của hàng bán mắt kính. Hắn rút ra 1 cây súng nước rồi gắn đạn là một cây bút chì vào súng, để đe dọa những người xung quanh. Sau đó một anh cảnh sát xuất hiện, dùng chiếc dép của mình để tấn công tên cướp. Vì vậy, tên cướp thay đầu đạn bút chì thành bút bi để tăng hỏa lực đồng thời rút lui. Khi bị dồn vào đường cùng hắn liền uống chai tương ớt đã được chuẩn bị. Hắn liền biến thành một con bò với sừng là hai cái thìa và bước lên xe mô tô để chạy trốn”. 

Sau khi trả lời được các câu hỏi này, tôi tin rằng bạn đã có đáp án cho đống kiến thức trong kì thi sắp tới. Chúc bạn sẽ có một kì thi đúng như kì vọng của chính mình.

Ở trên là những chia sẻ của daklak.me về phương pháp ghi nhớ trước khi thi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các sĩ tử, khi mùa thi đang cận kề. Các bạn hãy đón xem phần tiếp theo vào lúc 20h tối thứ ba ngày 23/12 này nhé!

Tìm hiểu thêm: Những điều kì thú về cơ thể con người

Exit mobile version