5 kiểu người “dù thắp đèn cũng không thấu được chính mình”, còn chưa sớm tỉnh ngộ thì cuộc sống rất dễ rơi vào bế tắc

 5 kiểu người “dù thắp đèn cũng không thấu được chính mình”, còn chưa sớm tỉnh ngộ thì cuộc sống rất dễ rơi vào bế tắc

Trong tâm bạn có gì, trước mắt bạn sẽ nhìn thấy điều đó. Người khôn ngoan, minh trí có thể quyết định sáng suốt là bởi trong tâm họ luôn thông suốt, tĩnh tại để suy xét mọi việc toàn diện.

Có một câu chuyện ngụ ngôn rất thú vị như sau:

Có một anh mù xách đèn lồng, bước đi trong đêm tối đen như mực. Một người từ phía trước đi lại, thấy anh ta mù thì ngạc nhiên hỏi: “Anh là người mù, tại sao lại còn đốt đèn?”

Người mù đáp: “Tôi nghe nói rằng sau khi trời tối, con người thế gian đều sẽ như tôi, cái gì cũng nhìn không thấy, vậy nên tôi mới thắp đèn để soi sáng đường cho họ, có gì là phí đâu”.

“Thì ra ông là vì mọi người nên mới thắp đèn, thật là thiện tâm”.

“Thật ra tôi cũng là vì bản thân tôi thôi, bởi thắp đèn rồi thì trong đêm tối người khác mới nhìn thấy tôi nên sẽ không đụng phải tôi”.

Hóa ra, sống ở trên đời, vì người khác cũng chính là vì bản thân mình vậy.

Sống ở trên đời, chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn, trắc trở. Nếu không minh trí, sáng suốt, bạn rất dễ rơi vào cảnh bế tắc, không lối thoát. Bởi vậy, những người khôn ngoan minh trí hiểu rằng, chỉ cần thay đổi góc nhìn họ có thể suy xét sự việc toàn diện hơn, có thể tìm thấy đường sáng để bước qua khó khăn. Nhà tâm học Vương Dương Minh, Trung Quốc đã đúc kết ra 5 kiểu người khó sáng suốt khi đứng trước khó khăn:

1. Người quá coi trọng dư luận

Vương Dương Minh là nhà chính trị, nhà triết học, nhà tư tưởng xuất sắc thời nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là người sáng lập môn “tâm học”, đối ngược với “Lý học” của Trình Chu (một phái của Nho học). Bởi vậy rất nhiều người rèm pha, bất mãn và công kích ông. Khi bị chê bai, công kích, Vương Dương Minh không tranh biện mà chọn cách im lặng. Ông cho rằng: “mặc nhi thanh chi, bất ngôn nhi tín”, ý rằng, cứ âm thầm hoàn thành việc, không cần nói lời nào người khác cũng tự khắc tin tưởng.

Khi đối diện với những lời công kích vô căn cứ, bạn không nhất thiết phải tranh biện, hãy cứ kiên định làm việc của mình thật tốt, khi việc hoàn thành thì tự nhiên những lời rèm pha vô căn cứ cũng không còn.

Kiểu người quá để tâm đến dư luận luôn dễ bị lung lay, đánh mất bản thân rồi dễ bị chính những lời vô căn cứ khiến cho nhụt chí, chẳng thể đưa ra quyết định sáng suốt, đúng đắn. Bạn chỉ cần nhận rõ phương hướng, kiên định tiến về phía trước, khi tới đích rồi, những lời đàm tiếu, chế giễu sẽ trở thành những tràng pháo tay tán thưởng về sau.

2. Người luôn coi trọng được mất

thiền sư kodo sawaki

Trên đời này, công danh, lợi lộc là những vật ngoại thân, lại tiềm ẩn những họa phúc khôn lường. Những người lúc nào cũng suy nghĩ về cái được cái mất thì luôn sống trong buồn lo, khó có ngày nào thanh thản, bình yên. Họ trở thành tù nhân của dục vọng, tự rước âu lo vào mình.

Vương Dương Minh từng nói: “Cả đời ta dục tâm, chỉ cầu mỗi ngày một giảm, không cầu mỗi ngày một tăng. Giảm một phần dục vọng của con người, đắc thêm một phần thiên lý, thật nhẹ nhàng tiêu diêu biết bao, đơn giản biết bao!”.

Thực ra, trên đời này, không phải người khác không biết toan tính thiệt hơn của bạn, chỉ là họ không nói ra mà thôi. Do vậy, đừng ảo tưởng rằng mọi người đều ngốc, chỉ có bạn khôn ngoan. Hãy lỏng tay mà buông bỏ toan tính, sống cuộc sống của mình, bầu bạn với vợ con, hiếu thuận cùng cha mẹ, thân thiết, gần gũi với bạn bè… Đó mới là những điều “được” mà không ai có thể tranh mất của bạn.

3. Kiểu người luôn thấy người khác không thuận mắt

Trong tâm bạn có điều gì, bạn sẽ nhìn thấy điều đó. Bởi vậy, tâm không an thì nhìn điều gì cũng không thuận mắt.

Khi Vương Dương Minh cùng các học trò du ngoạn tới một vùng đất nọ, học trò chỉ vào cây hoa trong mỏm đá nham thạch hỏi ông rằng: “Nếu thiên hạ không có vật ngoài tâm, thì cây hoa này, ở nơi núi sâu tự nở tự rụng, thì có liên quan gì tới tâm của học trò?

Vương Dương Minh đáp: “Khi trò chưa tới ngắm hoa thì hoa và tâm đều cô đơn. Khi trò tới ngăm hoa, sắc hoa đột nhiên rực rỡ hơn, nên ta biết cây hoa này không năm ngoài tâm của trò. Thiên hạ không có vật ngoài tâm, vạn sự, vạn vật đều là sự phản chiếu nội tâm của con người”.

Một người tâm không tĩnh, thường thấy mọi việc đều có xu hướng xấu xa, vụn vặt. Dù trước mặt có là cảnh đẹp, họ cũng chỉ nhìn thấy sự u ám, bất ổn trong tâm của chính mình. Tâm không sáng thì trước mắt có là mặt trời họ cũng chỉ nhìn thấy sự u tối mà thôi.

4. Người thường chìm đắm trong sự hối hận

Nhà thơ Tagore từng có câu: Nếu bạn khóc lóc vì bỏ lỡ ánh mặt trời, bạn cũng sẽ mất đi những ánh sao và vầng trăng.

Học trò của Dương Vương Minh từng hỏi ông, làm thế nào mới có thể dọn sạch cỏ dại trong tâm. Ông đáp rằng: “Cỏ dại gây hại, đương nhiên phải dọn sạch. Những khi con chưa dọn sạch sẽ thì cũng chớ bận tâm nhiều. Con càng phiền lòng, tâm trí sẽ càng rối loạn. Trong mắt chỉ có thể thấy đám cỏ dại, thì trong tâm tạp niệm sẽ sinh sôi”.

Nếu trong tâm trí bạn luôn thường trực những tiếc nuối, hối hận vì những điều đã xảy ra trong quá khứ, bạn sẽ chẳng thể hướng mắt về phía trước mà nhìn thấy con đường tương lai rộng dài. Đời người chẳng thể luôn như ý, ai cũng có những nỗi khổ, giằng xé. Nhưng khi đối diện với sự hối hận thì nhận định nên buông bỏ. Bởi càng bận tâm đến quá khứ bạn càng bị níu chân, bị khống chế, không thể nào bước tiếp về phía trước.

Đừng trách những điều đã qua, đừng mong cầu những điều chưa tới. Buông những cảm xúc tiêu cực, đó mới là người minh trí, làm chủ tương lai tươi đẹp.

5. Kiểu người không kiềm chế được cơn giận

tức giận

Những người không kiểm soát được cơn giận dữ của bạn thân thường dễ gây tổn thương cho người khác, cũng gây tổn thương cho chính mình, hậu quả để lại khó có thể cứu vãn. Cho nên, kiểm soát cảm xúc, kiềm chế nóng giận của bạn thân là sự minh trí ai cũng cần phải rèn luyện.

Muốn kiểm soát được cảm xúc, bạn phải rèn luyện từ những chuyện nhỏ nhặt bình thường, điều chỉnh cái nhìn của bản thân không thiên lệch, giữ lập trường trung hòa, không kích động, hạn chế nổi nóng. Sau một thời gian, khí chất bình hòa tĩnh tại sẽ tự nhiên được hình thành.

Cảm xúc nóng giận bùng phát đều do những cảm xúc tiêu cực nhỏ nhặt tích tụ mà thành. Bởi vậy, hãy chú ý rèn luyện bản thân từ những điều nhỏ bé nhất.

Theo Sina

>> Đừng theo đuổi hạnh phúc nữa

Lưu Ly

Theo Trí thức trẻ

HongLien

Related post