cách ôn thi hiệu quả

5 Cách Ôn Thi Hiệu Quả 100% Đạt Kết Quả Cao

Bạn đang sắp có một kỳ thi quan trọng nhưng hiện tại học hành vẫn chưa tới đâu? Nước đến cổ rồi, không bơi thì chỉ có toang, nhưng đường đâu để vượt vũ môn bây giờ? Đừng lo. Vì tôi sẽ chia sẻ cho bạn 5 cách ôn thi hiệu quả nhất mà chính bản thân đã từng áp dụng thành công cho những kỳ thi quan trọng.

(* Lưu ý: bài viết được căn cứ theo kinh nghiệm thực tế và góc nhìn chủ quan của tác giả)

Tại sao bạn nên áp dụng các cách ôn thi hiệu quả này?

Đầu tiên, phải nói rằng việc học là việc của cả đời người. Và tôi thì không khuyến khích bạn học theo kiểu đối phó. Tuy nhiên, vì có những kiểu người phải “gặp khó khăn” mới phát huy được hết thực lực hay chủ quan (như tôi chẳng hạn), nên mới cần cách ôn thi hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

Vậy có điều kiện gì đi kèm để áp dụng những phương pháp này thành công hay không? Câu trả lời là có. Bạn cần phải:

Nếu đã sẵn sàng và hứng thú, hãy đọc tiếp “bí kíp” dưới đây.

5 cách ôn thi hiệu quả nhất thích hợp cho người “từng lười”

Lập kế hoạch chia thời gian để học

Đối với những kỳ thi lớn như tốt nghiệp hay đại học thì điều này đặc biệt cần thiết. Bạn cần đưa mình vào khuôn khổ, sắp xếp xem nên đầu tư mạnh cho môn nào, thời gian phân bổ trong ngày ra sao. Hãy thử chia nhỏ thành từng “gói” thời gian theo quy tắc “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”:

  1. Dành nhiều thời gian cho môn chính mà bạn cảm thấy bản thân giỏi nhất. Trường hợp bạn đã ôn kỹ và “gói” thời gian này vẫn còn, hãy chuyển nó sang cho “gói” thứ 2.
  2. Tiếp theo, hãy tập trung thời gian cho những môn còn yếu, hổng kiến thức.
  3. Gói chiếm thời gian nhiều thứ 3 là những môn có lượng kiến thức vừa phải và bạn cảm thấy mình học tạm được.
  4. Cuối cùng, đừng quên dành thời gian cho việc giải đề thi thử, để thi từ năm trước. Vì có thực chiến, bạn mới biết mình ở tầm nào.

Lưu ý: để ghi nhớ kiến thức, bạn nên xen kẽ thời gian giữa các môn học. Sau khi học hết một lượt, bạn nên quay lại ôn tập thêm vài lần nữa.

Cách ôn thi hiệu quả này cũng có thể áp dụng khi bạn chỉ ôn một môn. Tức là thay vì ôn tràn lan, bạn cần tập trung nhiều vào kiến thức trọng tâm của môn học trước. Khi có nền tảng mới đầu tư vào những kiến thức khó hơn.

Ngoài ra, lúc làm bài, quy tắc trên cũng tương đối phù hợp. Thay vì đâm đầu vào làm những câu khó, bạn nên đầu tư thời gian làm thật chắc những câu đơn giản trước.

Xen kẽ những quãng nghỉ ngắn

Ôn thi theo kiểu cấp tốc dĩ nhiên sẽ tạo cho bạn áp lực về thời gian. Có điều đừng vì vậy mà cứ học không ngừng nghỉ. Cách ôn thi hiệu quả nhất là khi bạn biết đâu là lúc cần nghỉ ngơi. Thường thì sau khi “nhồi” kiến thức liên tục trong vòng 45 phút đến 1 tiếng, bạn nên nghỉ tầm 10 phút.

Lưu ý rằng trong 10 phút này, bạn có thể xem truyện cười, clip ngắn dưới 10 phút, uống nước,… Nhưng ngay sau đó thì bạn cần chấm dứt việc nghỉ ngơi để bắt đầu học tiếp nhé.

Bạn cũng cần đảm bảo ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ trong quá trình ôn thi.

Học nhóm một cách nghiêm túc

Một cách ôn thi hiệu quả khác chính là học nhóm. Tuy nhiên, cách này gần giống con dao 2 lưỡi. Bởi khá nhiều trường hợp, thay vì học nhóm, chúng ta lại chuyển thành “chơi nhóm”.

Đây là lý do mà bạn phải thật sự nghiêm túc và kiếm những người có chí hướng ôn luyện nghiêm túc. Nếu làm được điều đó, lỗ hổng kiến thức của bạn sẽ được lấp đầy một cách nhanh chóng. Bởi sẽ có những điều bạn biết, nhưng bạn bè của bạn lại không biết và ngược lại. Việc trao đổi, làm bài tập cùng nhau sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn. Trường hợp cả nhóm đều không biết một vấn đề nào đó thì có thể trực tiếp hỏi giáo viên hoặc xem qua các bài giảng được chia sẻ trên mạng.

Tạo các note kiến thức quan trọng cần nhớ

Bạn thường thấy người ta hay khuyên vẽ sơ đồ tư duy, tận dụng hai bán cầu não trong các cách ôn thi hiệu quả đúng không? Theo tôi thì phương pháp này tuy hay, nhưng không phải ai cũng phù hợp.

Đặc biệt là với những người trước giờ chưa từng dùng 2 bán cầu (hay trí tưởng tượng) trong việc học tập thì cách làm sơ đồ Mind-map sẽ hơi khó. Thay vào đó, bạn nên làm một cuốn số, viết những công thức (đối với môn như toán, lý, hóa,…) hoặc từ khóa quan trọng (như văn, lịch sử, địa…). Vừa ôn tập, bạn vừa hoàn thiện cuốn sổ này. Lâu lâu nên thêm màu mè một chút cho dễ đọc.

Trường hợp lười hơn hoặc kiến thức quá dài, bạn có thể đánh dấu thẳng vào trong sách phần quan trọng nhất để phục vụ cho lần học lại thứ 2.

>> Xem thêm: 15 phương pháp học tập – ôn thi hiệu quả

Dành ngày cuối để lướt qua kiến thức cơ bản

Sau khi ôn tập xong, bạn luôn cần dành 1 – 2 ngày cuối. Nhiều người thường nói ôn thi lúc này không hiệu quả. Nhưng tôi lại cho rằng nó vẫn có hiệu quả bất ngờ nếu bạn biết cách. Quãng thời gian này bạn không nên dùng để thực hành, cũng đừng dùng để bổ sung thêm kiến thức.

Việc bạn cần làm lúc này là xem lại các đề/ bài tập đã từng làm trước đó để ghi nhớ lỗi sai và không lặp lại lần nữa. Bạn cũng nên lướt qua kiến thức trọng tâm đã được đánh dấu trước đó trong sổ tay/ sách. Cuối cùng là thư giãn một chút và ngủ sớm trước khi thi.

Trên đây là 5 cách ôn thi hiệu quả trong thời gian ngắn, được đúc kết từ kinh nghiệm “xương máu” từ chính tôi. Nếu cảm thấy hiệu quả và phù hợp, bạn đừng quên chia sẻ với người khác nhé!

Exit mobile version