4 cấp độ của việc học

 4 cấp độ của việc học

“Michael J Sandel, nhà triết học, chính trị của trường đại học Harvard từng nói: “Bản chất của việc học, không nằm ở việc bạn khi nhớ kiến thức mà nằm ở chỗ nó kích hoạt khả năng tư duy của bạn.”

Có nhiều bạn sẽ đặt câu hỏi trong quá trình học của mình thế này: “Rốt cuộc là tại sao chúng ta lại phải học môn học này, hay học môn này có thể áp dụng được cho vấn đề gì thì Sir Lưu đã chỉ ra cho chúng ta như thế này:

Cấp độ 1: Học thuộc lòng

Trong lúc học thuộc lòng cũng có thể hiểu được kiến thức,, nhưng chỉ hiểu dược ý trên mặt chữ mà thôi. Nhưng cũng không nên coi thường việc học thuộc lòng, khả năng này là khả năng cơ bản. Học thuộc lòng cũng có giá trị, quan trọng giống như mỗi người chúng ta hễ mở miện ra là có thể đọc được bảng cửu chương vậy.

Cấp độ 2: Thấu hiểu Logic

Lúc đọc sách, hãy để suy nghĩ men theo mạch logic của cuốn sách. Đọc đến cuối cùng, kiểu lý giải này sẽ thấm nhuần vào bạn, dẫn tới việc bạn có thể thuận theo cách tư duy của tác giả, nói ra những kiến giải mà họ chưa từng đề cập. Bình thường, đọc sách mà đọc được tới cảnh giới này đã là rất tuyệt vời rồi, có điều khả năng chắc cũng chỉ dừng lại ở đây mà thôi.

Cấp độ 3: Biến tất cả nội dung trong sách thành kinh nghiệm của mình

Ví dụ biên tập của công ty chúng tôi đều đã nghe các khoá học nội bộ công ty do tổng giám đốc là chị Thạch – người hợp tác với tôi – và tôi phát triển cho vị trí nhân viên kế hoạch nội dung sản phẩm. Trước khi họ nghe, tôi có gợi ý họ hãy thử tưởng tượng trước trong đầu, đồng thời hãy ghi chép lại những điều mình tâm đắc trong những công việc đã thực hiện. Như vậy, những trải nghiệm tâm đắc có được khi làm sản phẩm cho người khác, chúng ta có thể dùng để làm kim chỉ nam cho công việc của mình, đồng thời tổng hợp chúng vào công việc, viết tổng kết cho việc vấn dụng những kiến thức này vào những bản báo cáo hàng tuần. Như vậy chúng ta không chỉ học được một ít kiến thức mà còn có được cả gói kỹ năng chuyên nghiệp.

Cấp độ 4: Kết nối nội dung trong sách và những được mất trong kinh nghiệm của người khác

Kinh nghiệm cá nhân xét cho cùng là có hạn, nếu bạn chỉ mang nội dung trong sách vận dụng vào công việc cuộc sống của mình, làm vậy cùng lắm bạn chỉ có thể nghiệm chứng những kiến thức bạn học được trong một vài tình huống hữu hạn mà thôi. Nhưng nếu bạn đem những kiến thức bạn học được kết hợp với kinh nghiệm của người khác mà bạn nhìn thấy, nghe thấy cùng suy ngẫm, từ đó có thể thấy được những kiến thức này được vận dụng như thế nào trong các tình huống khác.

Năng Lực Tìm Kiếm – Sir Lưu

HongLien

Related post