4 loại thực phẩm chỉ ăn khi đã được nấu chín, nếu không bạn sẽ bị ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng

 4 loại thực phẩm chỉ ăn khi đã được nấu chín, nếu không bạn sẽ bị ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng

Những loại thực phẩm ôi thiu, nấm mốc là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm. Không chỉ có vậy, 4 loại thực phẩm này cũng có khả năng “tàn phá” sức khỏe nếu chưa được nấu chín.

Có rất nhiều loại thực phẩm khi ăn sống lại mang lại cảm giác ngon miệng gấp nhiều lần so với việc nấu chín. Tuy nhiên, riêng với 5 loại thực phẩm sau đây, bạn tuyệt đối đừng nên ăn sống, hãy nấu chín kỹ để tránh nguy cơ bị ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng.

1. Thịt lợn

Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu protein thường thấy trong các bữa ăn. Ngoài việc mang đến những giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, thịt lợn cũng là một mối nguy hại tiềm ẩn nếu không được chế biến đúng cách, đặc biệt khi thịt còn sống hoặc tái.

Trong thịt lợn sống có thể ẩn chứa loại giun xoắn Trichinella mà mắt thường khó có thể nhận ra. Chúng xâm nhập và sinh sôi vào đường ruột, cơ bắp, các cơ quan khác của con người, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, viêm cơ bắp và viêm cơ tim.

Ngoài giun xoắn, thịt lợn sống còn mang mầm bệnh sán dây. Chúng trực tiếp lây nhiễm vào đường tiêu hóa ở người ăn phải trứng và ấu trùng sán trong thịt lợn sống. Trứng sán có thể phát triển thành nang kén di chuyển theo đường máu đến ký sinh ở da, hệ cơ vân, mắt và não gây ra các bệnh khá nghiêm trọng nếu không phát hiện kịp thời.

2. Củ sắn

Củ sắn
Ăn sắn sống có thể gây ngộ độ xyanua.

Sắn là một trong những thành phần dinh dưỡng của chế độ ăn uống cân bằng nhưng cũng có thể gây ngộ độc xyanua nếu chúng ta ăn sống.

Ngộ độc xyanua dễ dàng nhận biết với các trường hợp cụ thể như buồn nôn, đau đầu hay khó thở. Nghiêm trọng hơn, cơ thể có thể bị co giật, mất ý thức hoặc ngưng tim. Để tránh nhiễm độc, bạn nên gọt vỏ, ngâm nước rồi đem chiên hoặc nấu chín như khoai tây.

3. Quả đậu xanh chưa chín

Đậu sống chứa nhiều đạm thực vật phytohemagglutinin nếu không được nấu chín, chúng sẽ khiến người ăn cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, hoặc đầy hơi. Một số người phải nhập viện trong tình trạng ngộ độc vì ăn quá nhiều đậu. Do đó, bạn nên rửa sạch, ngâm và nấu kỹ đậu trước khi ăn.

4. Khoai tây, khoai môn

Khoai tây chưa qua chế biến có khả năng gây ngộ độc do chất solanine
Khoai tây chưa qua chế biến có khả năng gây ngộ độc do chất solanine.

Khoai tây chưa qua chế biến có khả năng gây ngộ độc do chất solanine, đặc biệt có nhiều trong khoai tây mọc mầm. Những người bị ngộ độc sẽ gặp phải các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu và thậm chí tê liệt thần kinh. Hơn thế nữa, những người có hệ tiêu hóa kém càng không nên ăn khoai tây sống.

Bên cạnh đó, khoai môn cũng là một trường hợp bạn cần chú ý. Nó chứa canxi oxalate, khi chưa nấu chín, chúng sẽ khiến bạn bị ngứa miệng. Nếu ăn quá nhiều, bạn có nguy cơ bị ngạt thở, ngộ độc và sỏi thận.

DakLak360

Related post