Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – cả một đời vì nước, vì dân !
Hồ Chí Minh chính là một hình tượng lớn của văn học nghệ thuật. Một chủ đề luôn được các nhà văn, nhà thơ, các nghệ sĩ phản ánh tái hiện giữa nhiều chiều khác nhau, nhiều phương diện khác nhau của nghệ thuật.
Một trong những tác phẩm thành công nhất viết về Người là tiểu thuyết “Búp Sen Xanh” của nhà văn Sơn Tùng. Búp Sen Xanh đưa người đọc trở về thời niên thiếu của Bác Hồ, từ lúc oa oa cất tiếng khóc đầu tiên tại làng Chùa quê ngoại đến khi rời bến Cảng nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước ở tuổi 20 đầy khát vọng.
Một tuổi thơ hạnh phúc và cũng nhiều mất mát, một cá tính hồn nhiên trong trẻo và cũng đầy ắp suy tư. Những câu hỏi về con người, về cuộc đời, về sự tồn vong của một đất nước, một dân tộc lần lược được đặt ra trong quá trình dần lớn lên, dần trưởng thành của Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành).
Theo bước chân Người từ Nghệ An đến Huế, qua Phan Thiết đến Sài Gòn, đến xứ sở Nam Kỳ tự trị.
Khát vọng cứu nước, cứu dân, khát vọng được làm một người dân tự do của một đất nước tự do đã nung nấu qua những năm tháng ấy, qua nhiều tác phẩm viết về Hồ Chí Minh.
Đặc biệt qua Búp Sen Xanh của nhà văn Sơn Tùng đã bộc lộ những suy tư của một người cầm bút, một người công dân trước đề tài lịch sử, nhân vật lịch sử. Búp Sen Xanh là cái nhìn biện chứng giúp con người và truyền thống lịch sử, đã giúp nhà văn không chỉ miêu tả thành công một tính cách sinh động thì hình thành nhân cách vĩ nhân, mà còn giúp người đọc trở về những dấu ấn nóng bỏng của một giai đoạn, những phong tục tập quán, những nét văn hóa cao đẹp của một thời.
Thấy cây và thấy cả rừng – thấy quả và thấy cả nhân, thấy nhân cách vĩ đại và cũng thấy cả những nét bình thường, gần gũi của Bác. Qua cuốn tiểu thuyết Búp Sen Xanh ta không chỉ thấy Nguyễn Tất Thành là kết tinh của một nền văn hóa, mà còn thấy rõ lớp người trước lớp người sau và những khát vọng cuộn sóng của cả một dân tộc đã khao khát tìm ra con đường giải phóng cho chính mình.
Bác sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo, tuổi thơ ấu của Bác cũng như bao người, cũng là một đứa trẻ nghịch ngợm luôn ở trong lớp đầu kêu những trò quậy phá như: Trèo mái nhà, phá tổ chim, trèo cây hái quả, ghẹo chó nhà hàng xóm, hay rủ cả lớp đang học đi câu cá,…
Tất cả những việc đó Bác đều trải qua, nhưng có lẽ chính nhờ những lần nghịch dại ấy cùng một tuổi thơ đầy vất vả mà Bác đã trưởng thành. Với những năm tháng thơ ấu (bà ngoại- thầy, u, anh chị, bạn bè, hàng xóm) là những người gắn liền với Bác. Họ chính là những tác động tích cực tạo nên tính cách của một vĩ nhân lịch sử. Trong số những người kể trên có lẽ cha là người ảnh hưởng tới Bác nhiều nhất, thân phụ Bác là ông Nguyễn Sinh Sắc vốn là một quan phó bảng đỗ kỳ thi Hương.
Dù là quan nhưng cả đời ông luôn hướng tới một cuộc sống giản dị, tự do tự tại, bốc thuốc cứu người. Luôn vì hai chữ thanh liêm mà sống, tất cả vì nhân dân. Ông luôn răn dạy các con của mình chăm chỉ đọc sách, bởi sách là nhãn tự đối với những trò nghịch ngợm của đứa con trai Nguyễn Sinh Côn.
Ông luôn nghiêm khắc nhưng cũng nhẹ nhàng giải thích lý lẽ cho con hiểu “Con đã thuộc bài, các bạn của con chưa thuộc mà con rủ bạn đi câu cá là phạm lỗi.
Cái lỗi ấy là: con chỉ thấy phần mình đã xong, không nghĩ đến phần người khác, như vậy là ích kỷ. Con đã rõ chưa?”. “Côn! Vì đang ở trên đường, nếu ở nhà thì cha bắt con nằm xuống đánh mười roi vì tội bất lễ. Anh con có nói sai, xử sự sai với con thì đã có cha phân xử, hoặc con phải nói với anh bằng một thái độ lễ phép.
Con không được nói với anh câu nói của nhà cô giáo dục như vậy. Con khoanh tay xin lỗi anh đi con”. Ông dạy con thật nhiều, hi vọng vào con lại càng lớn, hi vọng vào con đường con đi, hy vọng con sẽ thay cha thực hiện ước nguyện mà cha đã bỏ dở.
Chính nhân cách của ông đã tác động lớn đến con đường của Bác. “Sự suy nghĩ của con cũng giống sự suy nghĩ của cha về cuộc cứu nước cứu dân. Người xoay chuyển được cuộc thế có lẽ…lớp các con chứ lớp ông nghè, ông cử như cha không gánh nổi đâu. Âu đành…Mặc khách tâm minh Chung Sơn thạch, bất bình sự phó Cả giang lưu.”
(Thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh)
Búp sen xanh không hề đem lại cho người đọc cảm giác khô cứng khi kể lại một giai đoạn cuộc đời của Bác. Mà trái lại nó êm ái, sâu lắng và nhiều xúc cảm. Nhà văn như làm hiện lên trong tâm trí độc giả cùng cảnh vật con người, cả những cành cây ngọn cỏ cũng trở nên sinh động có hồn. Các câu chuyện như một thước phim in dấu trong lòng người đọc từ bao lâu cũng nhớ mãi. Đó không chỉ là kể về cuộc đời mà còn là bài học, là tư tưởng, là con người mà ai ai cũng phải học hỏi.
>> Đọc thêm bài viết: Đắk Lắk sẵn sàng đón khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Trần Tuấn (Cao đẳng FPT Tây Nguyên)