giá vàng ngày 20-2

Giá vàng ngày 20-2-2021: Tăng mạnh trở lại ngay sát ngày Thần Tài?

Giá vàng hôm nay 20/1/2021: Đảo chiều thành công và có hai phiên tăng liên tiếp, giá vàng thực sự tăng trở lại?

 

Bảng Giá vàng hôm nay

Cập nhập giá vàng mới nhất.



Đáng chú ý, biên độ chênh lệch giá mua – bán vàng được các doanh nghiệp giãn rộng lên tới 900.000 đồng/lượng

Ở thị trường vàng trong nước sáng mùng 9 Tết (20-2), giá vàng SJC tăng trở lại khi vàng thế giới bật mạnh và sức mua dịp Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng) đang gia tăng

Lúc 9 giờ, giá vàng SJC tại TP HCM được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 55,75 triệu đồng/lượng, bán ra 56,4 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng mỗi lượng so với cuối ngày hôm qua.

Tại Hà Nội, các doanh nghiệp giao dịch vàng SJC mua vào 55,6 triệu đồng/lượng, bán ra 56,5 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng mỗi lượng.

Biên độ chênh lệch giá mua – bán cũng được các doanh nghiệp giãn rộng lên cao nhất tới 900.000 đồng/lượng trong bối cảnh thị trường chủ yếu khách mua vàng dịp Thần Tài.

Giá vàng trang sức, vàng nhẫn 24K các loại còn tăng mạnh lên 54,4 triệu đồng/lượng mua vào, 55 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.

Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết vào khoảng 49,6 triệu đồng/lượng, vẫn thấp hơn vàng SJC tới 6,7 triệu đồng/lượng và thấp hơn vàng trang sức 5,3 triệu đồng/lượng.

Đầu ngày 20-2 tức mùng 9 Tết, giá vàng thế giới kết thúc phiên giao dịch cuối tuần tại 1.785 USD/ounce, tăng 10 USD/ounce so với cùng thời điểm hôm trước.
Tuy nhiên, vào đầu phiên giao dịch này, giá vàng có nhiều giờ liên tiếp biến động không đáng kể. Sau đó, giá vàng có thời điểm đột ngột tăng 20 USD/ounce, từ 1.770 USD/ounce vọt lên 1.790 USD/ounce khiến nhiều nhà đầu tư hết sức bất ngờ. Tiếp đến, giá vàng hạ nhiệt và đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.785 USD/ounce.

Trước đó, do từ 9 giờ đến 17 giờ ngày 19-2 giá vàng thế giới giảm nhẹ nên giá vàng SJC tại Việt Nam chỉ “bốc hơi” 50.000 đồng/lượng, từ 56,35 triệu/đồng lượng xuống còn 56,3 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thế giới khoảng 6,7 triệu đồng/lượng.

Giá vàng bật tăng khi USD tiếp tục giảm giá so với nhiều đồng tiền khác, một số quỹ đầu tư vàng giảm mạnh động thái bán ra. Cụ thể, trong phiên giao dịch kéo dài từ đêm 18 đến rạng sáng 19-2 quỹ đầu tư lớn nhất thế giới SPDR Gold Shares không giao dịch. Trong khi đó, một số quỹ đầu tư khác chỉ bán ra 2,15 tấn vàng sau khi đã bán 46,38 tấn trong 2 phiên giao dịch trước.

Theo giới phân tích, nếu giá vàng không thể leo lên mức 1.800 USD/ounce vào tuần tới, có thể các quỹ đầu tư lại mạnh tay bán ra. Điều này sẽ đẩy giá vàng xuống vùng 1.710 USD/ounce. Bởi lẽ, thị trường đang phải đối mặt với một số thách thức khi đại dịch Covid-19 tiếp tục đè nặng lên nhu cầu trang sức vàng tại các thị trường quan trọng.

Đặc biệt, Hiệp hội thị trường vàng bạc London (BoA) nhận định nhu cầu của ngân hàng trung ương đối với vàng đã chậm lại, làm suy yếu sự quan tâm của nhà đầu tư đối với kim loại quý. Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng lên đang thu hút dòng tiền chảy vào trái phiếu. Giá vàng vì thế rơi vào tình thế bất lợi.

“Lãi suất trái phiếu suất tăng cao. Giới đầu tư tài chính dịch chuyển vốn từ kim loại quý sang các loại hàng hóa khác”. “Đứa con cưng” là giá vàng dường như đang bị ruồng bỏ”- ông Peter Thomas, Phó chủ tịch Tập đoàn Zaner (Mỹ) bình luận.

Tổng hợp

 

Exit mobile version