Giá vàng hôm nay

Bảng giá Vàng hôm nay tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Tây Nguyên. Thông tin nhanh về giá vàng miến SJC 9999 online tại các Ngân Hàng SCB, Eximbank, ACB, Sacombank, SBJ. Giá vàng hôm nay tại  PNJ, DOJI, Bảo Tín…

Giá Vàng

Bảng Giá vàng hôm nay

Cập nhập giá vàng mới nhất.

VÀNG – THĂNG TRẦM LỊCH SỬ

Vàng là một kim loại quý đồng thời cũng là một chế độ tiền tệ của thế giới. Vàng đã đồng hành cùng loài người trong những quá trình lịch sử dài để có vai trò quan trọng như ngày nay trong đời sống chính trị – kinh tế – xã hội của mỗi gia đình, mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu.

LỊCH SỬ CỦA VÀNG

NGÀY XỬA NGÀY XƯA

Nói đến lịch sử của vàng, có lẽ người ta phải bắt đầu bằng cụm từ thường gặp trong các câu chuyện cổ tích “Ngày xửa, ngày xưa…”. Quả thực, từ các nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu khoa học đến các chuyên gia tài chính, tiền tệ… có lẽ chẳng ai biết bắt đầu từ đâu, từ mốc thời gian nào để nói về lịch sử của thứ kim loại màu vàng quý hiếm này. Cũng không có một bằng chứng khảo cổ học xác đáng nào để xác định chính xác thời gian cũng như nơi đầu tiên con người may mắn bắt gặp vàng.

Những bằng chứng ít ỏi mà chúng ta có được cũng chỉ có thể nói lên rằng, con người đã biết đến vàng từ rất lâu:

Sở hữu những đặc tính “quý hiếm” như tính không bị ôxy hoá, không bị xỉn, dễ dát mỏng, dễ đúc và nhiều đặc tính khác khiến vàng trở nên phù hợp với chức năng của tiền tệ. Tiền vàng sau đó được phát triển dần ở các nền văn minh Địa Trung Hải và được lưu hành tại nhiều quốc gia khác.

Hình thái [đồng xu vàng và bạc] là phương tiện hoàn hảo nhất vì nó sẽ bảo tồn giá trị của chính nó; bởi vì, nó có giá trị nội tại và phổ quát, nó không bao giờ có thể chết trong tay chúng ta, và đó là nguồn lực tín nhiệm vững chắc nhất trong thời chiến.

Thomas Jefferson

HỆ THỐNG VÀNG QUA CÁC THỜI KỲ

Trải qua nhiều thế kỷ, đồng tiền kim loại – được làm từ các kim loại và giá trị của đồng tiền được xác định dựa trên giá trị của bản thân kim loại làm ra nó – đã dần dần được thay thế bởi tiền được đảm bảo bằng kim loại quý (bắt đầu với hối phiếu do các ngân hàng phát hành ở thời Trung Cổ và chuyển sang tiền tượng trưng do Nhà nước phát hành hoặc tiền giấy trong thế kỷ thứ 17 và 18).

Những đồng tiền tượng trưng này có thể được trao đổi để lấy vàng hoặc bạc khi cần. Vàng, bạc hoặc cả hai thứ kim loại này vẫn là cơ sở của hệ thống tiền tệ. Nhìn chung bạc được sử dụng cho những giao dịch trong nước còn vàng được được sử dụng trong các giao dịch quốc tế. Nước Anh chuyển sang chế độ bản vị vàng phổ biến vào năm 1717 – khi đó tiền được ấn định với vàng ở một tỷ lệ nhất định và chính thức chuyển sang chế độ vàng vào năm 1816 nhưng hầu hết các quốc gia đều sử dụng hệ thống bạc hoặc lưỡng kim cho tới khoảng năm 1879 khi nền kinh tế mới nổi Đức mới nổi Đức chuyển sang hệ thống vàng.

Hệ thống bản vị vàng quốc tế chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian tương đối ngắn – từ những năm 1870 đến khi Thế chiến I nổ ra năm 1914. Rất nhiều giấy mực đã dành để viết về thời kỳ này. Những quan điểm về thành công của thời kỳ bản vị vàng rất khác nhau nhưng ở một số khía cạnh các nghiên cứu có sự thống nhất. Nó tạo ra cơ sở để hình thành nên thời kỳ kinh tế tăng trưởng tương đối ổn định và thịnh vượng, trong đó lạm phát nhìn chung là thấp và tương đối ổn định. Hệ thống này đã vượt qua khỏi những cú sốc khá tốt (cho đến khi gặp phải cú sốc Thế chiến I). Một ưu điểm nổi bật của chế độ bản vị vàng đó là bằng cách bảo đảm gần như chắc chắn đối với nhà đầu tư nước ngoài rằng giá trị khoản đầu tư của họ hiếm khi bị ảnh hưởng bởi sự mất giá của đồng tiền của nước nhận đầu tư so với đồng tiền của nước đầu tư, nó tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp quốc tế.

Tuy nhiên, chế độ ấy không hoàn hảo; luôn có những độ trễ không thể tránh khỏi trong phản ứng của sản lượng khai thác mỏ đối với các tác nhân kích thích về giá. Những cú sốc đối với nguồn cung vàng thế giới và nỗi lo sợ rằng trữ lượng vàng cạn kiệt cuối cùng sẽ gây ra giảm phát. Nhưng nó đã có tác dụng giúp cân bằng tự nhiên và điều chỉnh sự bất thăng bằng giữa các quốc gia và giữ mức giá dài hạn nhìn chung ổn định.

Những nỗ lực nhằm quay trở lại với thời bản vị vàng sau Thế chiến I đã không được quản lý đúng cách với việc tái áp dụng tỷ lệ trao đổi như thời trước chiến tranh ở một số nước mặc cho có sự xuất hiện của lạm phát, tỷ lệ trao đổi thấp hơn ở những nước khác và sự kìm hãm những cơ chế điều chỉnh cần thiết. Đồng đôla ấn định theo vàng được đổi ở mức 20,67$ lấy 1 troy ounce, tỷ lệ này vẫn được giữ trong những năm chiến tranh và sau chiến tranh, nhưng vào năm 1934, đồng đôla được định giá lại ở mức 35$ đổi 1 troy ounce.

Sau Chiến tranh thế giới II, cái cốt lõi của hệ thống tiền tệ Bretton Woods được hình thành, đó là đồng đôla nên được gắn cố định với vàng ở mức 35$ đổi lấy 1 troy ounce còn các đồng tiền khác được xác định giá trị theo đồng đôla với tỷ giá cố định và có thể điều chỉnh. Hệ thống Bretton Woods có lẽ đã giúp hình thành nên (ít nhất là đối với các nước Phương Tây) thời kỳ huy hoàng nhất của lịch sử kinh tế. Tăng trưởng cao, và lạm phát mặc dù cao hơn ở thời kỳ bản vị vàng cổ xưa nhưng vẫn tương đối thấp và ổn định. Rất nhiều các nước đang phát triển đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong kỷ nguyên đó.

Tuy nhiên, mức giá cố định 35$/troy ounce trở thành phi thực tế qua thời gian, một phần do lạm phátvà cơn sốt vàng do hậu quả của cuộc chiến tranh với Việt Nam. Mức cố định 35$/troy ounce đã được thay thế vào năm 1968 bởi một hệ thống hai tầng với thị trường tự do (chợ đen) và thị trường chính thức , nhưng vàng trao đổi trên thị trường tự do vẫn phải theo mức ấn định (mặc dù thực tế không diễn ra như vậy). Khi Mỹ từ bỏ hệ thống vào năm 1971, giá ấn định cuối cùng là 42,22$/troy ounce và ngày nay Mỹ chính thức định giá mức dự trữ vàng của nước mình ở mức giá đó.

Khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ vào đầu những năm 1970, vàng không còn là xương sống chính thức của hệ thống tiền tệ quốc tế và dưới những quy tắc của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, các quốc gia không thể đảm bảo đồng tiền của mình bằng vàng. Mặc dù vậy vàng vẫn còn những chức năng tiền tệ nhất định và được chính thức sử dụng làm tài sản dự trữ của các ngân hàng Trung ương.

VAI TRÒ CỦA VÀNG

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vai trò và chức năng tiền tệ của vàng vẫn không hề bị phai mờ. Thậm chí, vàng ngày càng được ứng dụng nhiều hơn và đóng vai trò quan trọng hơn trong đời sống kinh tế và đời sống tinh thần của con người.

Vai trò quan trọng và thường thấy nhất của vàng gắn liền với chức năng tiền tệ. Vàng được sử dụng làm dự trữ tại các ngân hàng Trung ương. Vào cuối năm 2004, các  ngân hàng Trung ương trên thế giới và các tổ chức chính thức nắm giữ khoảng 19% tổng trữ lượng vàng trên mặt đất với chức năng dự trữ. Tính đến tháng 9 năm 2008, xét về dự trữ vàng quốc gia, Mỹ là nước đứng đầu trong danh với mức dự trữ 8.133,5 tấn, theo sau đó là Đức với 3.413,2 tấn, Quỹ tiền tệ quốc tế 3.217,3 tấn, Pháp: 2.540,9 tấn, Italy, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Trung Quốc… Nhưng xét về mặt khu vực thì khu vực Eurozone nắm lượng dự trữ nhiều nhất, tới 10.911,4 tấn trong tổng số 29.783,9 tấn vàng dự trữ chính thức trên toàn thế giới.

Không chỉ được sử dụng làm tài sản dự trữ trong kho của các ngân hàng trung ương, vàng còn được sử dụng làm tài sản tiết kiệm truyền thống và rất phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt các các nước Á Đông. Vàng được sử dụng để tiết kiệm có thể ở dưới dạng đồ trang sức như dây chuyền, nhẫn, vòng, lắc, khuyên tai, hoặc dạng thanh (cây) vàng. Theo thống kê, thị trường đồ trang sức vàng rất phát triển ở một số quốc gia như Ấn Độ, còn ở một số nước như Việt Nam,  từ bao nhiêu năm nay người dân vẫn có tâm lý mua vàng về để tiết kiệm và coi đây là một biện pháp an toàn nhằm đảm bảo giá trị của tiền hoặc làm làm của hồi môn cho con cháu. Mỗi năm có hàng trăm tấn vàng được nhập vào Việt Nam để phục vụ nhu cầu của người dân.

Ngoài chức năng dự trữ và  tiết kiệm, vàng còn có các ứng dụng khá rộng rãi trong sản xuất công nghiệp. Vàng được sử dụng để sản xuất mạch tích hợp, vi xử lý, dùng để mạ trong sản xuất các thiết bị, sử dụng trong ngành công nghiệp vũ trụ, dùng để sản xuất đồng hồ, sản xuất các thiết bị bán dẫn, thậm chí dùng cả trong sản xuất vũ khí…

Một ứng dụng phổ biến khác của vàng đó là được sử dụng trong nha khoa. Ngoài ra vàng còn được sử dụng trong y tế dùng để chữ một số bệnh như viêm khớp, ung thư, một số bệnh ở mắt. Rất nhiều các dụng cụ phẫu thuật, thiết bị trợ giúp và thiết bị điện tử được sản xuất ra có sử dụng một hàm lượng nhỏ vàng.

CÁC THỊ TRƯỜNG LỚN.

Hai trong số những trung tâm giao dịch vàng quan trọng nhất trên thế giới là thị trường vàng London và New York. Thị trường vàng London (London bullion market) là một trong số những thị trường lâu đời nhất trên thế giới và là thị trường lớn nhất xét về khía cạnh giao dịch vàng vật chất. Các thành viên của Hiệp hội thị trường vàng London “London Bullion Market Association” (LBMA) thực hiện giao dịch vàng và bạc trên thị trường này. Hầu hết những thành viên đều là các  ngân hàng quốc tế lớn, thương gia và những nhà chế tạo vàng. Cứ hai lần một ngày, vào lúc 10:30 sáng và 3:00 chiều, 5 thành viên của London Gold Pool lại gặp nhau để xác định mức giá cho thị trường, phương pháp xác định mức giá này được gọi là Gold Fixing. Lần xác định giá đầu tiên theo phương pháp này được tiến hành vào ngày 12 tháng 9 năm 1919 giữa 5 nhà giao dịch vàng lớn nhất thời bấy giờ giữa: N M Rothschild & Sons, Mocatta & Goldsmid, Pixley & Abell, Samuel Montagu & Co. và Sharps Wilkins. Giá vàng xác định vào thời điểm đó là 4,9375 GBP/troy ounce.

Nhưng sau đó, giữa năm 1939 và 1954, quá trình xác định giá thường nhật đã bị đứt quãng do ảnh hưởng của chiến tranh và sự kiểm soát của chính phủ. Ngày nay, giá vàng được ấn định bằng đô la Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP) và Euro (EUR).

Vào ngày 21 tháng 1 năm 1980, giá vàng Gold Fixing đạt mức 850$/ounce, mức giá kỷ lục này chỉ bị phá vỡ vào ngày 3 tháng 1 năm 2008 bởi kỷ lục mới 865,35$/ounce. Tuy nhiên, nếu được điều chỉnh theo tốc độ lạm phát thì mức giá năm 1980 sẽ tương đương với giá $2398,21/ounce vào năm 2007. Vì vậy, nếu xét theo giá thực tế thì mức giá năm 1980 vẫn giữ kỷ lục.

Giao dịch toàn cầu về vàng và bạc khối lượng lớn được diễn ra trên thị trường OTC. Cho đến nay, London vẫn là trung tâm lớn nhất thế giới xét trên khía cạnh giao dịch OTC, xếp sau đó là thị trường New York, Zurich và Tokyo. Mặc dù các thị trường giao dịch vàng vật chất có mặt ở khắp nơi trên thế giới, nhưng hầu hết các giao dịch bán buôn OTC đều được thanh toán qua London. Khối lượng vàng và bạc trung bình trong ngày được thanh toán thông qua Hiệp hội thị trường vàng London vào tháng 12 năm 2004 là 15,4 triệu ounce (tương đương với 480.000kg, trị giá 6,8 tỷ USD) và 102,2 triệu ounce (tương đương 3.180.000kg, trị giá 730 triệu USD). Như vậy, cứ sau 5,4 ngày lại có một lượng vàng lớn bằng sản lượng khai thác hàng năm trên toàn thế giới được giao dịch thông qua LBMA và tương tự 5,8 ngày đối với bạc.

Sàn giao dịch vàng tương lai dành cho những thương gia Mỹ là chi nhánh Comex của Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX). Sàn giao dịch này bắt đầu giao dịch các hợp đồng tương lai vàng vào ngày 31 tháng 12 năm 1974 – ngày đầu tiên các công dân Mỹ được cho phép sở hữu vàng sau thời kỳ cấm đoán kéo dài trên 40 năm.

Ngoài ra, còn phải kể đến một số thị trường vàng quan trọng khác trên thế giới nằm ở Tokyo, Sydney, Hong Kong, Thượng Hải, Singapore, Dubai và Zurich.

LỜI KẾT

Kể từ buổi ban đầu của của lịch sử loài người, vàng đã được coi là một thứ kim loại quý giá. Dù trải qua nhiều giai đoạn lịch sử đầy thăng trầm biến động, giá vàng có những lúc lên xuống thất thường nhưng vàng vẫn luôn khăng định vai trò và vị thế quan trọng của mình ở nhiều lĩnh vực và trên toàn thế giới.

Exit mobile version