Có các đơn vị đo lường vàng nào tại Việt Nam? Khi quy đổi vàng ra đơn vị quốc tế sẽ được tính ra sao? Mỗi loại vàng ở nước ta được phân biệt như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể ở bài viết này.
Các đơn vị đo lường vàng tại Việt Nam và quốc tế năm 2022
Tại Việt Nam, chúng ta thường nghe cây vàng, chỉ vàng hay phân vàng. Vậy cụ thể các đơn vị đo lường vàng này nặng như thế nào? Cách quy đổi vàng giữa thế giới và Việt Nam có gì khác biệt? Dưới đây là những thông tin đo khối lượng vàng hiện nay.
Đơn vị đo vàng Việt Nam và khối lượng cụ thể của từng loại
- 1 cây vàng = 1 lượng vàng = 10 chỉ vàng = 100 phân vàng
- 1 chỉ vàng = 10 phân vàng = 3.75 gram
- 1 phân vàng = 10 ly vàng = 0.375 gram
- 1 ly vàng = 10 zem = 0,375 gram
- 1 zem = 10 mi = 0,00375 gram
- 1 lượng (lạng) vàng nặng 37.5 gram
- 1 kg vàng = 266,667 chỉ vàng = 26 cây vàng + 6 chỉ vàng + 6 phân vàng + 6 ly vàng
- 1 gram vàng = 0.26667 chỉ vàng = 2.67 phân vàng
Trong đó, các đơn vị như “mi”, “zem” hay “ly, “phân” thường sẽ được dùng trong ngành kim hoàn sản xuất đồ trang sức. Vì thế, những đơn vị đo vàng này không phải ai cũng biết.
Ngoài ra, có thể bạn đã hay nghe về vàng miếng. Đây không phải một trong các đơn vị đo lường vàng. Nó thực ra là là dạng vàng được những đơn vị sản xuất như SJC, PNJ ép thành miếng hình chữ nhật và có khắc chữ cùng khối lượng vàng ở trên đó. Theo quy định của vàng SJC thì 1 vàng miếng có thể bằng 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 1 lượng hoặc thậm chí là 10 lượng, 1 kg.
Các đơn vị đo lường vàng Quốc Tế
Trên thị trường quốc tế thì vàng được tính theo đơn vị “ounce” (hay oz, nhiều người hay đọc là ao-xơ). Có nhiều loại ounce khác nhau như: Ounce troy, Ounce avoirdupois (hay dùng ở Mỹ), Ounce Maria Theresa (phổ biến ở Châu Âu),… Nhưng Ounce troy là loại hay được dùng để tính đơn vị vàng nhất.
- 1 ounce = 31.103476 gram ~ 8.29426 chỉ vàng.
- 1 lượng vàng = 1.20565302733 ounce vàng.
- 1 ounce vàng = 0.829426 cây vàng.
Phân biệt các loại vàng trên thị trường Việt Nam
Ở Việt Nam, ta thường nghe thấy 2 loại vàng quen thuộc là: vàng Ta và vàng Tây. Bên cạnh đó, vàng Sài Gòn cũng là cái tên quen thuộc hay được nhắc đến. Dù gọi với tên nào thì nó cũng chỉ dùng để ám chỉ mức tinh khiết của vàng trong sản phẩm mà thôi. Trong đó:
- Vàng Ta: là loại vàng có độ tinh khiết cao, chỉ lẫn khoảng 0.01% tạp chất. Còn 99.99% còn lại đều là vàng nguyên chất. Vì vậy, nó còn được gọi là vàng 9999, vàng ròng, vàng 10 tuổi, vàng 24K, vàng 4 số 9. Vàng ta hay được dùng để phục vụ tích trữ tài sản.
- Vàng Tây: có thể dùng trong chế tạo trang sức. Đây là loại vàng chứa nhiều tạp chất để đem lại các màu khác nhau như trắng, hồng,… Phụ thuộc vào tỷ lệ vàng mà tồn tại nhiều loại vàng tây với cái tên như 9K, 10K, 14K, 18K,… Lưu ý rằng số trước “K” càng lớn thì tỷ lệ vàng càng cao.
- Vàng Sài Gòn: để chỉ chung vàng do các công ty ở Hồ Chí Minh chế tác. Vàng Sài Gòn đa phần là vàng 610 chứa 61% vàng và 39% tạp chất. Ngoài ra thì vàng Sài Gòn còn có vàng 680, 585, 416,… Nếu bạn muốn mua vàng Sài Gòn ở Đắk Lắk hay các khu vực khác không phải Sài Gòn, hãy nói rõ là cần mua vàng 610 hoặc tìm tiệm uy tín để được tư vấn.
Bên cạnh đó, vàng trắng cũng là một loại vàng mà bạn thường nhầm với bạch kim. Về bản chất thì vàng trắng là loại vàng được trộn giữa vàng nguyên chất, bạc hay palladium, niken. Nó có giá cao hơn vàng thông thường, màu trắng và thường được dùng để làm trang sức.
Vậy là bạn đã biết các đơn vị đo lường vàng hiện nay rồi phải không? Khi bạn tham khảo bảng giá vàng, các mức giá mua và bán sẽ tính trên đơn vị nghìn đồng/ lượng. Do đó, nếu muốn tính xem 1 chỉ vàng hay 1 phân vàng có giá thế nào thì bạn chỉ cần dựa vào các cách quy đổi vàng ở trên để tính thôi nhé.