Giá lúa hôm nay được cập nhật từ các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Giá lúa Đăk Lăk, giá lúa An Giang, Kiên Giang và nhiều địa phương khác. Bên cạnh đó là giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Bảng giá lúa hôm nay mới nhất
Các giống lúa/ gạo | Giá lúa hôm nay trung bình |
Lúa OM 5451 | 5.100 – 5.300 đồng/kg |
Lúa OM 9676 | 5.000 – 5.100 đồng/kg |
Lúa IR 50404 | 4.900 – 5.100 đồng/kg |
Lúa OM 9582 | 5.000 – 5.200 đồng/kg |
Lúa Nhật | 7.500 – 7.600 đồng/kg |
Lúa Đài thơm 8 | 5.700 – 5.800 đồng/kg |
Nàng Hoa 9 | 6.000 – 6.100 đồng/kg |
Nàng Nhen (khô) | 11.500 – 12.000 đồng/kg |
Gạo thơm Thái hạt dài | 17.000 – 18.000 đồng/kg |
Gạo Hương Lài | 18.000 đồng/kg |
Gạo 5% tấm | 438-442 USD/tấn |
Gạo 25% tấm | 413-417 USD/tấn |
Gạo 100% tấm | 338-342 USD/tấn |
Gạo Jasmine | 573-577 USD/tấn |
Giá lúa hôm nay mới nhất cập nhật tháng 10/2021 Theo Công thương Việt Nam |
Cây lúa và hành trình phát triển cây lúa tại Việt Nam
Lúa là một trong những cây lương thực chính được trồng phổ biến trên khắp thế giới. Cây lúa có nguồn gốc từ khu vực đông nam Châu Á và Châu Phi, với hai loại quen thuộc nhất là Oryza sativa và Oryza glaberrima.
Nhìn về lịch sử, tổ tiên của giống lúa Oryza đã xuất hiện cách đây từ khoảng 130 triệu năm trước. Bắt đầu từ khoảng 3.500 năm trước đây, Lúa châu Phi được con người thuần hóa và nhanh chóng phát triển rộng rãi.
Nhiều giả thuyết cho thấy, lúa nước Châu Á có nguồn gốc từ khu vực sông Dương Tử (Trung Quốc). Trong khi đó, một số giả thuyết khác lại chứng minh cây lúa được trồng tại Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á đầu tiên. Lúa nước được biết đến như giống lúa chính cung cấp lương thực trên toàn thế giới.
Trong khi đó, giống lúa khô đã du nhập và phổ biến tại Nhật Bản và Triều Tiên từ những năm 1000 TCN.
Cây lúa xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm. Theo đó, nền văn minh lúa nước thời cổ đại được xuất hiện tại khu vực Đông Nam Á từ 10,000 năm trước. Nền văn minh lúa nước cũng chính là nền tảng của nhiều nền văn hóa khác nhau trong thời kỳ đó.
Điều khiến cây lúa nước trở nên cường thịnh tại khu vực Đông Nam Á là khí hậu. Được biết, các khu vực nhiệt đới, gần sông lớn như sông Hồng, sông Cửu Long,… đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển cây lúa nước. Nhờ lượng phù sa dồi dào, cây lúa tại đây cũng có năng suất cao hơn hẳn.
Làng quê, con người Việt Nam cũng gắn liền với cây lúa. Minh chứng rõ nét nhất là sự xuất hiện của nền văn minh lúa nước Sông Hồng. Từ bao đời nay, những hạt lúa, hạt gạo đã gắn liền trong bữa cơm gia đình người Việt. Cây lúa không chỉ là biểu trưng cho sự ấm no mà còn là biểu tượng của nét đẹp văn hóa, cần cù, mộc mạc của người dân Việt.
Cây lúa tại Việt Nam vẫn không ngừng phát triển và đóng vai trò quyết định trong nền sản xuất nông nghiệp của nước ta.
Thế kỷ 21 đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình sản xuất cây lúa tại Việt Nam. Chúng ta không chỉ tập trung vào sản lượng mà còn chú trọng nhiều hơn vào chất lượng. Nhiều giống lúa lai lần lượt ra đời, góp phần đảm bảo cho an minh lương thực tại Việt Nam.
Theo báo cáo, mỗi năm sản lượng lúa gạo tại nước ta đạt từ 33 – 34 triệu tấn thóc. Lượng xuất khẩu chiếm khoảng 8 triệu tấn.
Năm 2019, gạo ST25 của Việt Nam đã được thế giới công nhận là loại gạo ngon nhất thế giới. Hai khu vực Tu Mơ Rông và tỉnh Kon Tum được biết đến là nơi thích hợp trồng loại lúa gạo này.
Theo bảng xếp hạng tình hình xuất khẩu gạo thế giới năm 2020, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thị trường quốc tế (chỉ sau Ấn Độ) với khoảng 6,25 triệu tấn gạo.
Đối với khu vực miền Bắc nước ta, có 2 vụ lúa là vụ chiêm và vụ mùa. Trong khi đó, cây lúa ở miền Nam (bao gồm khu vực Tây Nguyên) được gieo trồng theo 3 vụ là vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ ba.
Ở Đăk Lăk, huyện Lắk và Krông Ana là hai khu vực trồng lúa nước nhiều nhất. Trong khi giống lúa khô được dân vùng Ea Súp và Krông Búk phát triển khá mạnh. Gạo huyện được người dân Đắk Lắk tin tưởng bởi quy trình gieo trồng sạch, cho ra giống lúa gạo thơm ngon.
>> Xem thêm: Quy trình canh tác giống lúa ST24
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá lúa tại Việt Nam?
Giống như nhiều mặt hàng nông sản khác, mặc dù giá lúa hôm nay tại Việt Nam luôn duy trì ở mức ổn định nhưng cũng sẽ thay đổi bởi nhiều yếu tố như:
- Cán cân cung cầu của thị trường thế giới.
- Trữ lượng lương thực tại Việt Nam.
- Chính sách của nhà nước.
- Khí hậu của vùng trồng cây lúa.
- Giá đồng nội tệ so với thế giới.
- Tình hình dịch bệnh trong nước và các khu vực nhập khẩu gạo chủ lực.
…
Cách phân biệt gạo sạch và gạo bẩn
Lúa gạo vẫn là lương thực chính tại Việt Nam nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung. Vì lẽ đó, việc phân biệt giữa gạo sạch và gạo bẩn luôn được nhiều người quan tâm. Ngay cả khi hạt gạo thơm và trắng thì chưa chắc đó là gạo sạch. Để nhận biết gạo sạch và gạo bẩn chúng ta có thể áp dụng các cách sau:
- Gạo sạch có hình dạng đều nhau, không pha tạp, nguyên hạt, ít vỡ vụn.
- Mùi vị của gạo sạch thơm nhẹ, cơm nấu ra thơm lâu. Trong khi gạo bẩn thơm nồng nhưng khi nấu thành cơm thì không thơm.
- Gạo sạch có màu trắng tự nhiên. Còng gạo quá trắng hoặc bị ngả màu thì có khả năng là gạo bẩn.