trồng tiêu

Giá hồ tiêu hôm nay

Bảng Giá hồ tiêu hôm nay tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên chính xác nhất. Giá Tiêu hôm nay được khảo sát tại các công ty Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Gia Lai, …

Bảng Giá Hồ Tiêu hôm nay

Cập nhập Giá Tiêu hôm nay mới nhất ngày 08/04/2022 dao động từ 76.000 – 79.000 đồng/ kg.

Thị trường giá tiêu hôm nay Giá tiêu trung bình (đồng/kg) Thay đổi
Đắk Lắk – Đắk Nông 77.000
Chư Sê (Gia Lai) 76.000
Châu Đức (Bà Rịa) 79.000
Bình Phước 78.000
Đồng Nai 76.500

Hồ tiêu Việt Nam – Lịch sử & Nguồn gốc

Hồ tiêu có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Nam Á được người ta biết theo qui trình nấu nướng và chế biến thức ăn của người Ấn Độ từ ít nhất 2000 năm trước Công Nguyên. J. Innes Miller ghi chép rằng tiêu trắng (tiêu sọ) được canh tác ở miền Nam Thái Lan và Mã Lai. Nguồn tài nguyên di truyền hồ tiêu quan trọng nhất là ở Ấn Độ, đặc biệt tại bờ biển Malabar, thuộc bang Kerala. Hồ tiêu được mệnh danh là vàng đen (black gold) và đã từng được loài người dùng làm bản vị tiền tệ khi trao đổi hàng hóa. Theo luật lệ xưa ở Châu Âu, hồ tiêu được xem là tài sản kế thừa trong gia tộc, cho nên thời bấy giờ xuất hiện thuật ngữ “peppercorn rent” như một hình thức cầm đồ như bây giờ, hay thanh toán mua bán.

Lịch sử cỗ đại đã sử dụng thuật ngữ “long pepper, dried fruit” để liên quan đến chữ Piper longum. Người La Mã hiểu hai thuật ngữ này chính là “piper”. Trước thế kỷ thứ 16, hồ tiêu được trồng ở Java, Sunda, Sumatra, Madagascar, Malaysia, và một số nơi thuộc Đông Nam Á. Những vùng kinh tế này đều có giao thương với Trung Hoa, hoặc tự sản xuất, tự tiêu thụ. Hải cảng Malabar vùng Đông Ấn là điểm trung chuyển cho con đường hàng hải buôn bán hồ tiêu toàn thế giới từ rất lâu, qua Ấn Độ Dương. Hồ tiêu được xuất sang Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi từ cảng Malabar. Con đường thương mại gia vị hồ tiêu xuất phát theo đường bộ hay đường thủy đều có những điểm đến là vùng ven biển Ả Rập (Arabian Sea).

Theo nhà địa lý Strabo thời La Mã, đế quốc này đã chuẩn bị 120 thương thuyền, chúng đi mất một năm trời để đi đến Trung Hoa, Đông Nam Á, Ấn Độ rồi trở về nước. Họ đi xuyên qua Arabian Sea nhờ sự giúp đỡ của gió mùa. Khi trở về từ Ấn Độ, các thương thuyền này đi vào vùng Biển Đỏ (Red Sea) để vào sông Nile, ghé vào cảng Alexandria, sau đó tiếp tục đi về Italy và Rome. Tuyến đường này giống như tuyến đường được vạch ra cho thương vụ hồ tiêu vào Châu Âu trong thời hoàng kim của nó. Thật ngạc nhiên là việc sử dụng hồ tiêu có nhiều cách thức, không phải chỉ khai thác loài gia vị có vị cay đặc biệt; được nhập từ Ấn Độ! Ai là người đầu tiên sử dụng hồ tiêu làm thực phẩm là câu hỏi chưa có trả lời. Tuy nhiên, hồ tiêu được nổi tiếng và lan rộng thành một loại gia vị “nữ hoàng” đã có từ thời Đế Chế La Mã; Triều đại Apicius’ De re coquinaria, thế kỷ thứ 3, có trong sách dạy nấu ăn của Đế Chế. Edward Gibbon viết trong quyển sách The History of the Decline and Fall of the Roman Empire: Hồ tiêu là gia vị nêm nếm thức ăn đắt tiền nhất trong các món chế biến trong giai đoạn thống trị của đế chế La Mã.

“Hạt tiêu tuy nhỏ mà cay. Đồng tiền tuy nhỏ mà thay lòng người. “

Sưu Tầm

Tiềm năng và triển vọng của Cây Tiêu

Từ nhiều năm nay, giới kinh doanh nông sản và gia vị khắp thế giới biết đến Việt Nam với tư cách của một nhà xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới. Năm 2014, ngành hồ tiêu Việt Nam vượt ngưỡng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, sản lượng chiếm trên 41% tổng sản lượng các nước trồng tiêu toàn thế giới và lượng xuất khẩu đạt 58% thị phần hồ tiêu toàn cầu.

 

Hiện nay, Việt Nam có 6 tỉnh trọng điểm sản xuất hồ tiêu gồm: Bình Phước 12.148 ha, Đắk Nông 11.154 ha, Đắk Lắk 12.082 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu 9.074, Đồng Nai 9.010, Gia Lai 11.245. Trong đó, khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng. Ngoài ra, còn có các vùng trồng tiêu khác như Phú Quốc (Kiên Giang) đã có thương hiệu lâu nay và vùng trồng hồ tiêu ở Quảng Trị …

Việt Nam có tốc độ xuất khẩu hồ tiêu tăng nhanh, đạt tốc độ tăng 15-20% bình quân mỗi năm. Năm 2001, lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới với tổng lượng xuất khẩu 50.506 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu giá hồ tiêu khoảng 90 triệu USD. Năm 2014, ngành sản xuất hồ tiêu thế giới giảm sút do một số nước bị mất mùa đẩy giá tiêu lên cao, riêng Việt Nam vẫn ổn định, đạt diện tích hơn 73.500 ha, sản lượng gần 140.000 tấn, xuất khẩu 156.396 tấn (bao gồm cả lượng nhập về để tái xuất) và đạt kim ngạch xuất khẩu 1.204,98 tỷ USD.

Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu đến 97 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Đặc biệt, sản phẩm hồ tiêu chất lượng cao của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ và các nước EU ngày càng tăng. Các nước châu Âu chiếm thị phần 40%, đã chấp nhận công nghệ sản xuất hồ tiêu Việt Nam và các mặt hàng gia vị chế biến từ hồ tiêu Việt Nam.

Năm 2005, Việt Nam gia nhập Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC). Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành hồ tiêu Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường quốc tế, đã vào được các nước có hàng rào kỹ thuật rất ngặt nghèo như Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ, Đức, Pháp…

Ở miền Đông Nam Bộ có hai người trồng tiêu rất giỏi, được Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế trao bằng “Người trồng tiêu giỏi nhất đến từ Việt Nam”. Đó là các ông Trần Hữu Thắng ở xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và ông Nguyễn Bá Thịnh ở xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Tại Bình Phước, ông Nguyễn Bá Thịnh cũng là người có kinh nghiệm trồng tiêu lâu năm. 3,5 ha hồ tiêu của ông đạt năng suất cao, ít bị sâu bệnh. Ông đã sáng chế thành công hệ thống tưới nước, bón phân, tưới thuốc bảo vệ thực vật, đạt giải nhất trong Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước, giải 3 trong Hội thi toàn quốc.

Có thể nói, nhờ tiềm năng và lợi thế trên nên nhiều năm nay hồ tiêu Việt Nam luôn trở thành đối trọng quan trọng của ngành hàng hồ tiêu thế giới.

>> Xem thêm: Giá Cà Phê Hôm Nay Mới Nhất

Giữ vững ngôi đầu trên trường quốc tế

Việt Nam hiện có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu, trong đó có 15 doanh nghiệp hàng đầu, chiếm 70% lượng xuất khẩu cả nước. Đặc biệt, có 5 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chiếm gần 30% thị phần xuất khẩu.

Hiện nay, 95% tổng lượng sản xuất để phục vụ xuất khẩu. Công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã đạt được mặt bằng phổ thông chung, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng khắp thế giới. Hiện nay, dù sản lượng từ các doanh nghiệp có nhà máy chế biến công nghệ cao theo tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA và xu hướng tạo sản phẩm đa dạng: tiêu đen, trắng nguyên hạt, tiêu nghiền bột, đóng gói nhỏ … tăng lên nhưng hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, đạt mức giá xuất khẩu 7.738 USD/1 tấn, thấp hơn giá bán của nhiều nước. Nếu ngành hàng hồ tiêu Việt Nam được tổ chức chế biến tốt hơn sẽ gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, giá hồ tiêu Việt Nam sẽ tương đương và có thể cao hơn giá của một số nước trên thế giới.

Vì vậy, Hiệp Hội hồ tiêu Việt Nam khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu trồng, các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, chế biến sạch, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường nhằm thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng hạt tiêu toàn cầu.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào chế biến hồ tiêu xuất khẩu đã liên tục phát triển. Tiêu biểu là Công ty CP Phúc Sinh, 5 năm liền đứng ở vị trí “vua” xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam với 6% thị phần hồ tiêu toàn thế giới, chiếm 15-17% thị phần xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam ra thế giới. Trong những năm gần đây, Phúc Sinh đạt sản lượng hồ tiêu xuất khẩu bình quân hơn 20.000 tấn/năm.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam ra đời năm 2001 có vai trò là cầu nối giữa người sản xuất, các tổ chức và doanh nghiệp… để tạo sức mạnh tổng hợp cho phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Theo đó, Hiệp hội thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, cập nhật thông tin về ngành hàng trong nước và thế giới, khuyến khích sản xuất theo hướng an toàn, liên kết doanh nghiệp với nông dân, nhằm đầu tư phát triển sản xuất và tạo nguồn nguyên liệu sạch, ổn định, chất lượng cao cho công nghiệp chế biến.

Trong định hướng phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu Việt Nam cần có sự liên kết hiệu quả giữa 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Theo đó, Nhà nước cần ưu tiên cho các nghiên cứu mang tính giải pháp khoa học kỹ thuật tổng hợp để quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào trong sản xuất, ưu tiên cho các nghiên cứu phát triển giống, chăm sóc và bảo vệ cây trồng, xây dựng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP ở các vùng trồng chính… Người trồng hồ tiêu cần đầu tư thâm canh bền vững, sử dụng phân bón cân đối, tăng sử dụng nguồn phân bón hữu cơ dùng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để tránh được rủi ro do dịch bệnh, duy trì sức khỏe, tuổi thọ của vườn cây và bảo vệ năng suất, chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ cao, nâng cao giá trị sản phẩm.Các bộ ngành cần chung tay để hồ tiêu Việt Nam giữ vững thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới.

Exit mobile version