Giá chanh leo giảm mạnh trên 60%

 Giá chanh leo giảm mạnh trên 60%

So với thời điểm năm 2018 giá chanh leo hiện đã giảm 68,18% xuống còn 7.000 – 8.000 đồng/kg.

Theo nguồn tin từ Nông nghiệp Việt Nam, trái chanh leo đã trở thành trái cây chủ lực cho vùng đất Sơn La. Tuy nhiên, khi nông dân nơi đây phá vỡ hợp đồng liên kết sản xuất với doanh nghiệp, ồ ạt bán chanh leo cho các tư thương để xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đã khiến giá chanh leo giảm mạnh, và càng lao dốc kể từ khi Trung Quốc đóng cửa con đường tiểu ngạch.Giá chanh leo năm 2018 ở Sơn La được thương lái thu mua với giá bình quân 22.000 – 26.000 đồng/kg (có lúc lên tới 30.000 đồng/kg). Tuy nhiên, từ đầu năm 2019, giá chanh bắt đầu lao dốc và liên tục sụt giảm, hiện chỉ còn dao động từ 7.000 – 8.000 đồng/kg đối với chanh loại A, B. Riêng những loại chanh xấu (chiếm từ 30 -35% sản lượng), giá thời điểm này chỉ còn khoảng 2.000 – 4.000 đồng/kg.Không còn xuất khẩu được chanh leo sang thị trường Trung Quốc, hiện nay, thị trường tiêu thụ buộc phải đảo chiều, 70% chanh leo được các thương lái ở Sơn La bán cho các nhà máy chế biến trong nước…Tổ chức lại sản xuất chanh dâyKhông chỉ ở Sơn La mà ở Đăk Nông người nông dân nơi đây cũng bị ảnh hưởng khi giá chanh xuống thấp.Khi trái chanh leo trở thành cây trồng cứu cánh cho người nông dân trồng cà phê và hạt tiêu ở Đăk Nông, thì nay lại khiến họ lâm vào cảnh khó khăn khi giá loại trái cây này liên tục giảm mạnh. Được trồng từ khoảng những năm 2006 – 2007, nhưng chanh dây thực sự phát triển cả về diện tích lẫn sản lượng ở Đăk Nông từ năm 2016. Thời điểm đó, giá chanh dây có lúc lên đến 56.000 đồng/kg, trong khi năng suất trung bình khoảng 50 – 60 tấn/ha, bà con nông dân thu lời tiền tỉ khiến cho cơn sốt trồng chanh dây lan rộng khắp tỉnh.Tại các xã Quảng Sơn, Đăk Ha (huyện Đăk GLong); Thuận Hạnh, Thuận Hà (huyện Đăk Song), rất nhiều hộ trồng chanh dây cả vào vườn tiêu đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Không những thế, nông dân ở các huyện Đăk R’Lấp, Đăk Song còn chặt bỏ cả cây cao su, cà phê sắp đến kỳ thu hoạch chuyển sang trồng chanh dây.Thống kê của Chi cục Phát triển Nông nghiệp Đăk Nông cho thấy, tính đến tháng 7/2016, diện tích chanh dây trên toàn tỉnh mới là 485ha thì đến tháng 9/2016, diện tích trồng chanh dây đã tăng lên 892ha. Và, đến cuối năm 2018, đã có hơn 1.200ha chanh dây được trồng ở Đăk Nông, vượt xa rất nhiều so với quy hoạch diện tích trồng chanh dây toàn tỉnh đến năm 2020 chỉ là 500ha.Huyện Đăk Song là địa phương có diện tích trồng chanh dây nhiều nhất tỉnh với 488ha. Trưởng phòng Nông nghiệp huyện ông Lê Hoàng Vinh cho biết, sở dĩ diện tích chanh dây ở đây phát triển ồ ạt là do tình trạng hạt tiêu chết hàng loạt vì dịch bệnh và giá hạt tiêu xuống thấp khiến không ít nông dân lâm vào cảnh khốn đốn. Bên cạnh đó, cà phê cũng không ngừng rớt giá trong khi đầu tư cho chanh dây thấp, thu hồi vốn nhanh, nhiều hộ dân đã đổ xô chuyển phần diện tích hạt tiêu chết, hoặc diện tích cây cà phê kém hiệu quả sang trồng chanh dây với hy vọng tạo nguồn thu nhập ổn định.Được biết, chanh dây là loại cây trồng có biên độ giá dao động khá cao. Có thời điểm giá chanh dây lên đến trên 50 ngàn đồng/kg, nhưng cũng có lúc xuống 10 ngàn, thậm chí chỉ còn 2 – 3 ngàn đồng/kg.Thực tế trồng chanh dây ở Đăk Nông cho thấy, đa số nông dân chạy theo thời vụ, tập trung phát triển nóng diện tích nhưng lại thiếu kỹ thuật trồng, chăm sóc. Hiện tại, nhiều diện tích chanh dây trên địa bàn tỉnh đã bị nhiễm bệnh bã trầu, lở cổ rễ, nhiễm virus ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của loại trái cây này.Phó Giám đốc Sở NN – PTNT Đăk Nông ông Lê Hoàng Vinh cho biết, việc bảo quản, chế biến sâu sau thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp của Đăk Nông còn nhiều hạn chế, kể cả với sản phẩm chanh dây.Cùng với đó, việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc theo hướng xuất khô qua tiểu ngạch chính là nguyên nhân dẫn đến giá chanh dây bấp bênh trong những năm qua.Đặc biệt kể từ tháng 5/2019, Trung Quốc cấm nhập tiểu ngạch đối với mặt hàng trái cây từ nhiều nước Đông Nam Á, đồng thời siết chặt quy định về kiểm dịch khiến cho người trồng trái cây ở Việt Nam, trong đó có chanh dây gặp rất nhiều khó khăn.Không ít diện tích tái canh cà phê năm đầu trên địa bàn tỉnh Đăk Nông cũng được người dân tận dụng trồng xen cây chanh dây. Việc trồng xen chanh dây đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng, phát triển của cây cà phê.Hiện nay, chanh dây đã được Bộ NN – PTNT công nhận là cây trồng mới và Đăk Nông được đánh giá là địa phương có nhiều vùng đất phù hợp, cần có hướng quy hoạch, phát triển bền vững. Ngành Nông nghiệp tỉnh Đăk Nông đang triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng mô hình kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm chanh dây trên địa bàn tỉnh nhằm mục đích đưa sản phẩm chanh dây xuất ngoại.Đề án được triển khai thí điểm trên các địa bàn có diện tích chanh dây lớn của tỉnh là huyện Đăk Glong, Đăk R’lấp và TX Gia Nghĩa. Người tham gia đề án sẽ được hỗ trợ quy trình sản xuất an toàn từ sản xuất, thu mua đến chế biến sản phẩm chanh dây. Đến nay đã có hàng chục cơ sở sản xuất, kinh doanh và hàng trăm hộ dân sản xuất chanh dây tham gia vào chuỗi. Cùng với việc đạt chỉ tiêu về con số thì các nội dung về tập huấn, hướng dẫn các hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh triển khai các điều kiện an toàn thực phẩm cũng đạt kết quả cao. Đề án đã hỗ trợ cho một số cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn tiên tiến phục vụ xuất khẩu.Sau khi triển khai đề án, hiệu quả về bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực chanh dây đã có sự chuyển biến hết sức rõ ràng.Nếu như trước đây, đa phần hộ sản xuất vẫn còn “ngó lơ” vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm khi sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật quá nhiều, không đủ thời gian cách ly, bao bì vận chuyển không vệ sinh thì nay 100% số hộ tham gia đề án đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, tuân thủ các quy trình về an toàn.Đối với các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thì chú trọng đúng mức đến các vấn đề về đầu tư cải tạo nhà xưởng, bảo hộ lao động, kiểm tra sức khỏe cho công nhân…

DakLak360

Related post