Cây giống chanh dây cho năng suất cao – Công ty chanh leo bazan

 Cây giống chanh dây cho năng suất cao – Công ty chanh leo bazan

Mặc dù chanh dây là loại trái cây có xuất xứ nhiệt đới, một số giống vẫn có thể tồn tại ở vùng khí hậu cận nhiệt đới. Vì lý do này, mà chanh dây được trồng ở khắp nơi trên thế giới, cả ở Châu Á, Châu Âu, Châu Úc cũng như Nam và Bắc Mỹ.

Đặc điểm giống chanh dây cho năng suất cao

Giống chanh dây thời gian gần đây được trồng rầm rộ trên phạm vi Tây Nguyên và các vùng phía Bắc như Sơn La, Lạng Sơn, Lai Châu … là loại cây có loại cây có giá trị kinh tế cao.

  • Cây chanh dây là loại cây dây leo, sống lâu năm
  • Cây dễ trồng, dễ chăm sóc, lớn nhanh và đặc biệt cho trái siêu sớm, chỉ khoảng 5 tháng sau trồng.
  • Giống chanh dây cho quả quanh năm, quả lên màu đẹp, bóng bẩy.
  • Cây con có sức sống bền bỉ, phù hợp với mọi loại đất, chống chịu sâu bệnh hại
  • Chanh dây cho năng suất cao khoảng 30-40 tấn/ha

Kĩ thuật trồng chanh dây và chăm sóc

Thời vụ và mật độ trồng cây chanh dây

Thời vụ

Chanh leo có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên thời vụ thích hợp nhất là cuối tháng 11 và tháng 1 năm sau.

Mật độ và khoảng cách

Nếu trồng xen canh với các giống cây khác, bà con có thể duy trì mật độ:

Khoảng cách 5 x 5m, tương đương mật độ 400 cây/ha (xen canh với cây tiêu hoặc cà phê con)

Khoảng cách 5 x 4m, tương đương với mật độ 500 cây/ha (xen canh với cây tiêu hoặc cà phê con)

Khoảng cách 4 × 4m, tương đương với mật độ 625 cây/ha (xen canh với cây tiêu hoặc cà phê con)

Nếu trồng luân canh giống chanh dây, bà con duy trì khoảng cách và mật độ của cây như sau:

Khoảng cách 3 x 3m, tương đương mật độ 1.000 cây/ha (Giàn truyền thống)

Khoảng cách 3 x 2m, tương đương với mật độ 1.800 cây/ha (Giàn thẳng đứng)

Chuẩn bị đất trồng chanh dây

Chuẩn bị đất trồng cây trước 1 tháng, làm sạch cỏ trong vườn, đánh đất tơi xốp và bằng phẳng. Nếu trồng trên đất dốc, bà con nên làm rãnh thoát nước để chống xói mòn, rửa trôi vào mùa mưa.

Không nên trồng chanh dây trên vùng đất mới trồng cây mang bệnh nấm lở cổ rễ, các loại virus gây hại… Không trồng ở nơi đất trũng dễ ngập úng, khó thoát nước.

Nếu trước đó, vườn trồng đã trông cây tiêu hoặc cà phê thì bà con cần cày xới đất canh tác.

Để giảm lượng tuyến trùng trong đất, bà con nên trồng hoa mùa khoảng 2 – 3 vụ.

Đào hố đất có kích thước từ 50cm x 50cm x 50cm. Vùng đất khó đào thì nên đào sâu một chút. Khi đào lớp đất mặt sâu 20 – 25cm để riêng một bên, lớp đất còn lại ở phía dưới để riêng sang một bên.

Bón lót: Sử dụng 10 – 20kg phân chuồng ủ hoai mục (hoặc có thể thay thế bằng 2 – 3kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5kg phân super lân + 0,5 kg vôi bột + 1 thìa canh chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma (liều lượng dùng cho 1 hố). Đem phân bón trộn đều với lớp đất mặt và bón ủ xuống hố.

Hướng dẫn làm giàn cho chanh leo

Trồng cây chanh leo cần chú ý đến việc làm giàn. Bà con có thể làm giàn theo kiểu truyền thống hoặc giàn chữ T, chữ A…Mỗi kiểu giàn đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào hạn mức đầu tư, địa thế đất, chuyên canh hay xen canh mà bà con tự chọn một kiểu giàn thích hợp. Kiểu giàn sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả và quá trình chăm sóc thu hoạch của chanh dây nên bà con cần cân nhắc kỹ.

Cách trồng chanh leo 

Ở giữa hố đất lớn đã bón lót, bà con đào một hố nhỏ ở giữa để đặt bầu cây.

Đặt cây con nhẹ nhàng xuống hố, vun đất tơi xốp, nén nhẹ, dùng cọc cắm, buộc thân cây vào cọc để cố định giúp cây con không bị đổ. sau khi trồng xong thì tưới đẫm nước cho bén rễ.

Kỹ thuật chăm sóc chanh dây 

Tưới nước

Cây chanh dây không chịu được ngập úng nhưng lại cần độ ẩm khá cao. Bà con duy trì tưới 2 lần/ngày, vào mùa khô, thời điểm cây đang ra hoa, đậu trái, nuôi trái, cần tăng lượng nước lên.

bà con có thể lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt xung quanh gốc để tiết kiệm nước, duy trì độ ẩm thích hợp cho cây.

Vào mùa mưa, cần theo dõi thường xuyên, tiêu nước kịp thời để rễ không bị ngập úng.

Kỹ thuật bón phân cho chanh dây

Bón lót: Tiến hành bón lót với tỷ lệ như phần chuẩn bị hố trồng đã trình bày ở trên

Bón thúc: Trong giai đoạn cây con, cần tiến hành bón thúc cho cây để kích thích cây phát triển rễ, cành, lá. Mỗi lần bón thúc sử dụng phân 0,1 – 0,2kg NPK có tỷ lệ Đạm (N) Lân (P) cao (16-16-8 hoặc 20-20-10) cách nhau 10-15 ngày. Kéo dài trong 2 tháng đầu tiên.

Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6, vẫn sử dụng phân NPK có tỷ lệ N và P cao, nhưng tăng lượng phân lên 0,2 – 0,3kg/cây. Khi bón có thể kết hợp với tưới nước để tăng hiệu quả thẩm thấu, hạn chế thất thoát do bay hơi. Mỗi tháng bón 2 lần

Tháng thứ 6 trở đi cây bắt đầu ra hoa đậu quả. Dùng phân NPK có tỷ lệ K cao để tăng chất lượng quả, tăng tỷ lệ đậu trái. Mỗi gốc bón 0,3 – 0,5kg. Tháng bón 2 lần

Bón phân hữu cơ: đầu hoặc cuối mùa mưa, tiến hành đánh rãnh đối xứng quanh gốc, bón 5-10kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5kg supe lân. Trộn đều với lớp đất mặt rồi lấp xuống rãnh. Rãnh sâu 25-30cm cách gốc 0,5 – 1m. Nếu thời điểm bón phân đang thuộc giai đoạn thu hoạch có thể dời sang thời gian khác, miễn sao đảm bảo 1 năm bón phân hữu cơ 1 lần

Phun phân vi lượng qua lá: Cần thường xuyên kiểm tra trạng thái lá, nếu lá hiện màu vàng nhạt, nổi rõ gân xanh, thì cây đang thiếu vi lượng. Tiến hành phun phân qua lá. Mỗi năm 1-2 lần. Khi phun cần phun vào ngày mát trời, phun ướt đều mặt lá để tăng hiệu quả thẩm thấu. Có thể kết hợp pha chung với thuốc bảo vệ thực vật (xem kỹ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì)

giống chanh dây

Tỉa cành, tạo tán chanh leo

Cây chanh leo sinh trưởng và phát triển nhanh, do đó bà con cần áp dụng đúng kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán để tăng diện tích tán cây tiếp xúc với ánh sáng,  thân cây phát triển cân đối, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thúc cây ra nhiều hoa, sai trĩu quả, năng suất cao.

Vị trí cắt tỉa cành cần tuân thủ nguyên tắc: cắt cách chỗ phân cành chính từ 10 – 15cm. Sử dụng kéo cắt cành hoặc dao cắt sắc bén. Cắt lần lượt từ trong tán ra bên ngoài, cắt cành lớn trước rồi đến cành bé. Sau khi cắt tỉa cần dọn dẹp sạch khu vườn, tránh để ủ mầm bệnh.

Tiến hành tạo tán cho cây khoảng 1m: Bấm bớt lá ở gốc. Khi cây leo lên giàn từ 20 – 40cm thì để ra 5 – 6 cành cấp 1, cho tỏa đều sang các hướng trên giàn. Tiếp tục bấm ngọn để cành cho tán cấp 2. ở tán cấp 2, để tư 4 – 5 cành tỏa đều ra các hướng. Tiến hành vào thời gian đầu mới trồng cho đến khi cành của chanh leo đã phủ kín giàn.

Khi cây kín giàn, tiếp tục tạo tầng bằng cách kéo nhanh xuống dưới. Tạo nhiều tầng cho cây nhằm mục đích tăng diện tích giàn, tăng năng suất đậu quả.

Trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, cho thu hoạch trái, bà con tiến hành tỉa bớt:

Những cành mọc quá dày, mọc lộn xộn

Cành bị sâu bệnh hại

Cành còi cọc, bị che lấp ở phía dưới

Cành vượt có tốc độ sinh trưởng không bình thường

Cành không còn khả năng cho ra hoa đậu quả

Cành chột, đã cho quả ở vụ trước

Tỉa bớt các lá vàng dưới gốc, lá già, lá bị sâu bệnh

Trong quá trình nuôi quả, khi quả lớn, bà con cũng cần tỉa bớt lá ở vị trí sai quả.

Tỉa lá của những cành không sai quả.

Các biệt pháp chăm sóc định kỳ khác

Làm bồn: Đây là một biện pháp chăm sóc đặc biệt trong kỹ thuật trồng chanh dây. Làm bồn để duy trì độ ẩm, giúp quá trình bón phân và tưới nước hiệu quả hơn, chống rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng hữu cơ trong đất. Làm bồn cao 10 – 15cm, cách gốc 0,5 – 1m khi cây bước vào thời kỳ cho trái.

Làm cỏ: Nên dùng các biện pháp thủ công để xới cỏ định kỳ quanh gốc cây, hạn chế tối đa dùng thuốc trừ cỏ sẽ làm tổn hại đến bộ rễ và sự phát triển của cây trồng. Kết hợp tụ gốc, làm sạch cỏ dại trong mỗi lần bón phân để hạn chế mầm bệnh.

giống chanh dây
Giống đài nông 1 của công ty chanh leo Bazan

Phòng trừ sâu bệnh hại cây chanh leo

Trong kỹ thuật trồng chanh dây, công tác phòng bệnh rất quan trọng. Mầm bệnh cần được phát hiện và xử lý triệt để, nếu không sẽ lây lan nhanh, thiệt hại lớn.

Một số biện pháp phòng bệnh:

Trồng đúng mật độ được khuyến cáo. Trồng quá dày lá cây khó quang hợp, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Mua đúng cây giống, ở địa chỉ uy tín, không nên ham rẻ mà mua cây còi cọc, yếu ớt, sâu bệnh.

Thực hiện đúng kỹ thuật cắt tỉa cành, tán, các biệt pháp chăm sóc định kỳ.

Các tác nhân gây bệnh ở cây chanh leo xuất phát từ: tuyến trùng, các loại nấm, vi khuẩn, virus.

Bệnh do tuyến trùng hại cây chanh dây

Bốn loại tuyến trùng gây bệnh hại ở chanh dây gồm: Pratylenchus sp., Scutellonema truncatum, Helicotylenchus sp….Tuyến trùng rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Dưới kính hiển vi tuyến trùng có bề ngoài giống như con giun. Chúng thường tập trung làm tổ ở phần rễ, nhằm mục đích hút chất dinh dưỡng, tạo nên các nốt sần đặc trưng trên rễ, gây tắc nghẽn hệ thống mạch dẫn, khiến cây còi cọc, lá vàng, cây mọc bất thường, quả rụng non, thiếu chất, đôi khi héo rũ.

Ngoài ra tổ tuyến trùng còn là môi trường lý tưởng để các loại nấm tấn công, gây ra các bệnh lý khác.

Biện pháp phòng trừ

Đất mới khai phá không nên trồng chanh dây ngay, cần cày xới phơi đất ít nhất 3 tháng để loại bỏ tuyến trùng

Đất trồng cà phê, trồng tiêu chuyến qua trồng chanh dây, cần trồng các loại cây màu ít nhất 1-2 vụ trước khi canh tác cây chanh dây.

Hố trồng chanh dây cần được xử lý bằng chế phẩm sinh học Bio-Gavi hoặc sản phẩm tương tự 1 tuần trước khi trồng.

Công ty chanh leo Bazan đã chia sẻ tới quý bà con kĩ thuật và cách chăm sóc cây chanh dây. Bà con cần mua giống chanh thì liên hệ với chúng tôi qua:

  • Văn phòng Gia Lai: (ngã ba Hùng Hà, phú mỹ) Quốc lộ 14, thôn Phú Tân, Xã Ia Băng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
  • Văn phòng Đắk Lak: 140 Y ngông, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk
  • Văn phòng Đắk Nông: Đối diện bến xe Liên Tỉnh Đắk Nông, đường Nguyễn Tất Thành, TDP 8, P. Nghĩa Phú, Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
  • Văn phòng Lâm Đồng: QL 20 ( gần ngã ba Bồng Lai), Số 8 tổ 5 ( 8/5) Phú Thạnh- Hiệp Thạnh- Đức Trọng- Lâm Đồng
  • Văn phòng Sơn La: 245 tổ dân phố 10, QL 6, Câu chui – Thị trấn Hát lót – Huyện Mai sơn, Tỉnh Sơn La
  • Văn phòng Kon Tum: 05 Duy Tân, Thành phố Kon Tum, tỉnh Kom Tum

Liên Hệ:

Zalo: https://zalo.me/0964301777

Website: http://chanhleobazan.com/

Facebook: https://www.facebook.com/chanhleobazan

Tiktok: https://www.tiktok.com/@chanhleobazan

>>Xem thêm: Các bệnh thường gặp của cây chanh dây

HoLy

Related post