Giá cà phê hôm nay 19/11: Việt Nam vào vụ trong khi giá Robusta lao dốc mạnh, Arabica tiếp đà tăng

 Giá cà phê hôm nay 19/11: Việt Nam vào vụ trong khi giá Robusta lao dốc mạnh, Arabica tiếp đà tăng

Giá cà phê hôm nay 19/11: Việt Nam vào vụ trong khi giá Robusta lao dốc mạnh, Arabica tiếp đà tăng

Giá cà phê hôm nay 19/11 trong khoảng 33.000 – 33.500 đồng/kg, khi thu hoạch vụ mùa Robusta mới bắt đầu được tăng tốc. Trên thế giới, giá cà phê 2 sàn tiếp tục diễn biến trái chiều.

 

Bảng Giá Cà Phê hôm nay

Cập nhập Giá Cà Phê mới nhất.


Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 33.000 đồng/kg.

Tại huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 33.500 đồng/kg. Tại huyện Ea H’leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 33.600 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 33.500 đồng/kg tại Gia Nghĩa và Đắk R’lấp).

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 33.400 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 33.500 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 33.400 đồng/kg. Như vậy, giá cà phê trong nước hôm nay tiếp tục giảm tại các vùng trồng trọng điểm.

Trong khi đó, kết thúc phiên giao dịch sáng nay (giờ Việt Nam), giá cà phê Robusta tại London giảm 20 USD/tấn (1,43%) giao tháng 11/2020 giao dịch ở mức 1.833 USD/tấn, giao tháng 3/2021 giảm 14 USD ở mức 1.409 USD/tấn. Trong khi đó, tại sàn New York ở Mỹ, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 tăng 3,55 cent/lb (3,06%) ở mức 119,75 cent/lb, giao tháng 3/2021 tăng 3,35 cent/lb (3,35%) lên mức 122,85 cent/lb.

Theo các thành viên Diễn đàn của người làm cà phê Việt Nam, giá cà phê Arabica tại New York tăng mạnh, do thông tin về hậu quả của cơn bão Iota đi vào các nước trồng cà phê khu vực Trung Mỹ rõ ràng hơn.

Trong khi đó, giá cà phê Robusta tiếp tục sụt giảm ngay khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố sẵn sàng hiệu chỉnh các chính sách, đưa lãi suất cơ bản về mức 0% và áp dụng lãi suất -0,5% trở lại với các khoản dự trữ, để hỗ trợ nền kinh tế Eurozone hiện đang đối diện với làn song Covid-19 thứ hai. Rõ ràng nguy cơ suy thoái lần này là hết sức nghiêm trọng, mặc dù đã vượt qua được sự tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng Covid-19 lần thứ nhất.

VĂN THANH (KINH TẾ ĐÔ THỊ)

HongLien

Related post