Bảng Giá Cao Su Hôm Nay Mới Nhất
Giá cao su hôm nay tại các tỉnh thành như Đăk Lăk, Bình Phước, Đắk Nông, Bình Dương, Phú Yên,… Cập nhật giá mủ cao su mới nhất ở trong nước. Bên cạnh đó là những thông tin về lịch sử cao su, cách phòng trị bệnh cho cây,…
Bảng giá cao su hôm nay
Phân loại | Giá cả |
Giá mủ cao su chén | 15,000 VND – 16,000 VND/ kg |
Giá cao su đánh đông | 12,000 VND – 13,000 VND/ kg |
Mủ dây cao su | 23,000 VND – 24,000 VND/ kg |
Giá cao su Đắk Lắk | 295 – 305 đồng/ độ (mủ nước) |
Mủ cao su Đắk Nông | 300 – 305 đồng/ độ mủ |
Giá cao su Gia Lai | 295 – 305 đồng/ độ |
Mủ cao su Lâm Đồng | 310 – 315 đồng/ độ mủ |
Cao su Phú Yên | 325 đồng/ độ mủ (mủ nước) |
Giá cao su Bình Phước | 300 – 315 đồng/ độ mủ |
Giá mủ cao su Bình Dương | 300 – 310 đồng/ độ mủ |
Cao su Đồng Nai | 285 đồng/ độ mủ |
Mủ cao su Tây Ninh | 310 – 315 đồng/ độ |
Công ty cao su Phước Hòa | 325 đồng/ độ |
Công ty cao su Phú Riềng | 320 đồng/ độ mủ |
Công ty cao su Bình Long | 308 đồng/ độ |
Công ty cao su Đồng Nai | 308 – 315 đồng/ độ |
Bảng giá cao su các loại cập nhật năm 2021 |
Cao su Việt Nam & hành trình phát triển
Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cho ra mủ có tính đàn hồi. Vào năm 1878, người Pháp lần đầu tiên đưa cây cao su vào Việt Nam nhưng không sống được. Đến năm 1892, Việt Nam nhập 2.000 hạt giống cao su từ Indonesia. Năm 1897, cây cao su đầu tiên được trồng thành công tại Việt Nam. Thời gian sau đó, hàng loạt công ty, đồn điền cao su đã ra đời.
Ngày nay, cao su được trồng rộng rãi khắp nước ta. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai khu vực có diện tích trồng cao su lớn nhất tại Việt Nam. Hiện nay, diện tích cao su tại Việt Nam đang đứng thứ 5 toàn cầu và xếp thứ 3 về sản lượng (chỉ sau Thái Lan và Indonesia).
Thị phần tiêu thụ cao su Việt Nam chủ yếu ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, EU,… Sức tiêu thụ cao su ở trong nước còn khá thấp, chỉ chiếm khoảng 18.5%. Vì xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô là chủ yếu, giá cao su xuất khẩu còn khá thấp. Giá chịu ảnh hưởng lớn từ sức mua của thương lái Trung Quốc.
Số mủ cao su thu hoạch chịu ảnh hưởng bởi thời gian kỹ thuật và lượng mủ trong cây. Theo nghiên cứu, thời gian tốt nhất để cạo mủ cao su là trước 7h sáng. Khác với nhiều cây trồng, việc thu hoạch cao su diễn ra liên tục trong 8 – 10 tháng.
Cây cao su phát triển tốt trong khu vực mưa nhiều (khoảng 2.000 mm). Nhưng cây không thể chịu úng nước hoặc gió. Nếu nắng hạn từ 4 – 5 tháng, năng suất mủ sẽ giảm.
Cao su là cây công nghiệp lâu năm và có giá trị kinh tế cao. Sau 5 – 7 năm chăm sóc, cây cao su có thể thu hoạch liên tục. Cây càng già thì càng nhiều mủ. Khi cây đạt đến độ tuổi từ 26 – 30 năm thì sẽ ngừng ra mủ.
>> Xem thêm: Giá các nông sản khác TẠI ĐÂY
Cách phòng và trị bệnh cao su
Bệnh trên cây cao su có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi. Dưới đây là một số cách phòng trị bệnh hữu hiệu cho cây trồng này.
1. Bệnh khô miệng cạo cao su, xì mủ, nứt vỏ
Nguyên nhân và triệu chứng: Chưa rõ nguyên nhân. Trên cây xuất hiện các đoạn mủ khô và nhanh chóng lan nhanh khiến cây bị nứt vỏ.
Cách phòng trị:
- Chăm sóc cây theo quy trình. Cần kiểm tra xem đất trồng cao su có bị chua không. Nên bón thêm phân để trồng.
- Gợi ý, bà con có thể trộn Arigold 620 pha với NPK Agro-2 mỗi loại 50cc, pha trong bình 16 lít và phun lên cây. Ở phần miệng cạo, dùng hỗn hợp trên nhưng không pha nước, bôi lên miệng cạo.
- Tạm dừng việc khai thác mủ để cây hồi phục hoàn toàn.
2. Bệnh nấm hồng
Nguyên nhân và triệu chứng: Do nấm Corticium salmonicolor gây bệnh và thường xuất hiện ở vị trí phân cành. Các cây từ 3 – 12 tuổi thường gặp bệnh này, hại nặng nhất là cây từ 4 – 8 tuổi. Ban đầu, cành cây cao su sẽ xuất hiện mạng nhện trắng và chảy các giọt mủ. Khi thời tiết thuận lợi, nấm chuyển màu trắng sang hồng. Vết bệnh đổi vàng và cành lá chết khô.
Cách phòng trị:
Cắt đốt cành bệnh đã chết, vệ sinh sạch sẽ vườn cây. Sử dụng thuốc đặc hiệu Validacin 5L 1,2% kết hợp dung dịch Bordeaux 1% để phun và Bordeaux 5% để quét. Cách 10 – 15 ngày phun 1 lần.
3. Bệnh rụng lá mùa mưa
Nguyên nhân và triệu chứng: Chứng bệnh gây ra bởi nấm Phytophtora botryosa và Phytophtora palmivora. Bệnh này chỉ xuất hiện khi mùa mưa tới, gây hại nặng cho các vùng trồng cao su khi thời tiết mưa dầm. Lúc này, cuống lá sẽ có mủ đen hoặc trắng. Ở phần giữ vết bệnh có màu nâu xám. Lá rụng nhiều.
Cách phòng trị:
Xử lý ngay khi phát hiện mầm bệnh. Dùng thuốc có metalaxyl + mancozeb 0.2%. Các chồi non bị bệnh cần loại bỏ phần thối, bôi metalaxyl + mancozeb 2%, tiếp đến bôi vaseline. Vườn cây kinh doanh không được phun thuốc, chỉ bôi metalaxyl + mancozeb 2% hoặc lên miệng vết cạo. Các thuốc có thể dùng là Oxyclorua đồng 0,25%, Ridomil MZ 72 0,3 – 0,4% và Bordeaux 1%.