Du lịch cưỡi voi tại Đắk Lắk và những cái khó!

 Du lịch cưỡi voi tại Đắk Lắk và những cái khó!

Du lịch cưỡi voi tại Đắk Lắk vẫn tiếp tục hoạt động trong những ngày Tết Nhâm dần 2022. Mặc cho tỉnh đang hướng đến loại hình du lịch thân thiện, nhiều chủ voi vì cuộc sống mưu sinh vẫn phải cho khách tham quan cưỡi voi để thu phí.

Hoạt động du lịch cưỡi voi tại Đắk Lắk đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, đứng trước tình trạng đàn voi nhà suy giảm và bị bạo hành, tỉnh Đắk Lắk cùng Tổ chức Động vật châu AAF đã quyết định ký thỏa thuận phát triển mô hình du lịch thân thiện với loài voi kể từ tháng 12/2022. Theo đó, tỉnh đang hướng tới việc bỏ những cuộc diễu hành nhiều giờ, cho voi thi chạy, đá bóng,… Dịch vụ cưỡi voi cũng bị hạn chế.

Dưới sức ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong những tháng năm 2021, tình hình du lịch ở Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn. Nhiều Nài voi cũng mất đi nguồn thu nhập.

Khi Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022 đến, du khách bắt đầu đổ về địa bàn tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhiều Nài voi đã bắt đầu mở lại dịch vụ cưỡi voi. Theo Nài voi Y.V. (thị trấn Liêng Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: “Những ngày nghỉ lễ Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022, các nài voi trên địa bàn huyện đã bắt đầu khai thác du lịch cưỡi voi trở lại nếu như du khách có yêu cầu. Mức giá có thể theo thoả thuận. Khoảng 1 năm qua, hoạt động du lịch trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên không mấy chủ voi tổ chức cho khách cưỡi loài vật này đi dạo bên hồ Lắk.

Dịp nghỉ lễ Tết năm nay, du khách đổ về đông và nhiều người yêu cầu được cưỡi voi nên chúng tôi mới làm dịch vụ trở lại. Vẫn biết chính quyền tỉnh đã yêu cầu hạn chế, dừng du lịch cưỡi voi nhưng vì cuộc mưu sinh nên chúng tôi mới làm như vậy. Bởi, cơ quan chức năng vẫn chưa ban hành chính sách hỗ trợ cụ thể nào để bà con có thêm thu nhập khi dừng hẳn dịch vụ cưỡi voi”.

du lịch cưỡi voi tại đắk lắk

Trên thực tế, các nài voi cũng cho rằng muốn bỏ hẳn du lịch cưỡi voi tại Đắk Lắk là điều rất khó. Vì rất nhiều bà con phải dựa vào con voi để mưu sinh. Họ đã sống với nghề này hàng chục năm. Dịch vụ cưỡi voi chính là cần câu cơm duy nhất để nuôi gia đình. Nhất là khi Đắk Lắk đến mùa khô, người dân cần thêm tiền để có thể mua lượng lớn thức ăn cho voi. Du lịch cưỡi voi tại Đắk Lắk vẫn sẽ tiếp diễn nếu chính quyền chưa thống nhất về biện pháp hỗ trợ, các bước phát triển lâu dài cho bà con.

Chỉ tính riêng ở huyện Lắk, có tổng cộng 15 con voi nhà. Đợt tết vừa qua, 10 con voi đang được khai thác phục vụ cho du khách cưỡi. Số còn lại vì đang động dục hoặc do chủ nhân có chuyện gia đình nên không thể khai thác được.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh vẫn cho phép dịch vụ cưỡi voi hoạt động 4 tiếng/ ngày và mới chỉ dừng ở việc yêu cầu người dân chuyển hướng sang mô hình thân thiện.

Hiện tại cũng chỉ mới có vườn Quốc gia Yok Đôn là đang thí điểm mô hình du lịch thân thiện với voi. Nếu thành công thì mô hình này mới nhân rộng. Cái khó ở đây là nguồn lực chưa cho, các chính sách hỗ trợ cho chủ nài voi và lộ trình cụ thể cần thực hiện trong thời gian dài. Phía AAF hiện đang nỗ lực cùng với Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn để xây dựng đề án mô hình voi thân thiện và đợi Tỉnh uỷ Đắk Lắk duyệt.

Tổng hợp

HongLien

Related post