quốc ca trện VIệt Nam - Lào bị ngắt tiếng

Quốc ca trong trận Việt Nam – Lào bị ngắt tiếng do… bản quyền

Trận đấu giữa Việt Nam – Lào tại giải AFF Cup đã kết thúc với tỷ số 2 – 0 nghiêng về Việt Nam. Thế nhưng, điều khiến cư dân mạng bàn tán hơn cả lại là câu chuyện về… Quốc ca bị tắt tiếng ca!

Cụ thể là khi một kênh Youtube công chiếu trận Việt Nam vs Lào, vào thời điểm tuyển Việt Nam làm nghi thức hát Quốc ca, mọi âm thanh bỗng… im bặt. Kèm theo đó là dòng chữ to – rõ – đậm trên màn hình: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ Chào cờ. Sau lễ Chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm”.

Việc này đã dấy lên làn sóng phẫn nộ của cộng đồng mạng với BH Media – đơn vị được cho là đang nắm giữ bản quyền Tiến Quân Ca – Quốc Ca trên Youtube. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc này sẽ làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Cách đây khoảng 1 tháng, BH Media cũng từng bị VTV lên án “nhận vơ” bản quyền ca khúc Tiến Quân Ca – Quốc Ca do nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc. Bên cạnh đó, nhiều nghệ sĩ cũng từng bị BH Media và Hồ Gươm Audio đánh gậy bản quyền dù đăng bài hát do… chính mình sáng tác. Điển hình nhất là vụ việc ca khúc Giấc Mơ Trưa của nhạc sĩ Giáng Son.
Dù BH Media đã lên tiếng về việc “nhận vơ” bản quyền Quốc Ca, nhưng lời giải thích vẫn không đi vào lòng người.

Vào ngày 5/11, BH Media từng có chia sẻ như sau: “Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2019, là tác giả của Tiến Quân Ca, cố nhạc sĩ Văn Cao luôn có quyền tác giả với tác phẩm này. Bất kỳ ai muốn sử dụng tác phẩm, phải thanh toán tiền tác quyền cho nhạc sĩ Văn Cao.

Năm 2016, gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng tác phẩm Tiến quân ca cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa với việc, kể từ thời điểm hiến tặng trở đi, bất cứ một cá nhân, tổ chức nào ở Việt Nam sử dụng tác phẩm Tiến Quân Ca sẽ không phải thanh toán tác quyền cho gia đình nhạc sĩ Văn Cao nữa.

Tuy nhiên, nếu một cá nhân, tổ chức nào đó bỏ thời gian, công sức, kĩ thuật, tiền bạc ra làm một bản ghi Tiến Quân Ca, theo Luật Sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức đó là nhà sản xuất, là chủ sở hữu của bản ghi này (quyền liên quan). Bất kỳ ai muốn sử dụng bản ghi này, đều phải xin phép chủ sở hữu”.

Đơn vị này cũng cho rằng “Bản ghi Tiến Quân Ca do Hồ Gươm Audio sản xuất, tức Hồ Gươm Audio là chủ sở hữu của bản ghi. Bất kỳ ai muốn sử dụng bản ghi này phải xin phép Hồ Gươm Audio. BH Media chỉ là đơn vị được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý, khai thác tác phẩm trên YouTube.

Do đó, khi BH Media đưa bản ghi Tiến Quân Ca của Hồ Gươm Audio lên YouTube, nếu có ai đó upload video sử dụng chính xác bản ghi Tiến Quân Ca do Hồ Gươm Audio sản xuất thì YouTube mới gửi thư thông báo xác nhận bản quyền. Còn nếu người dùng đăng tải bản ghi Tiến Quân Ca, do họ tự đầu tư sản xuất khác với bản của Hồ Gươm Audio, thì YouTube sẽ không nhận diện bản quyền”.

Tiến quân ca đã được gia đình cố nghệ sĩ Văn Cao hiến tặng tổ quốc

Ca khúc Tiến quân ca của cố nghệ sĩ Văn Cao đã được gia đình hiến tặng cho Nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý, có trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị ca khúc này. Những ai muốn làm các sản phẩm âm nhạc liên quan đến Tiến quân ca đều phải xin phép cơ quan giữ quyền tác giả tác phẩm.

Exit mobile version