tuần thai thứ 7

Tuần thai thứ 7: Bé thích nghi dần với cuộc sống bên trong bụng mẹ

Ở tuần thai này, kích thước của thai nhi là khoảng 1,3cm – lớn bằng một quả oliu xanh cỡ trung bình. Lúc này, bé đang thay đổi liên tục để có thể thích nghi với cuộc sống bên trong tử cung.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 7

Sự thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 7

Bụng của mẹ vẫn chưa nhô ra cho đến tuần thứ 12. Nếu quan sát kỹ, mẹ có thể thấy những mạch máy nổi rõ lên nhất là ở vùng ngực và chân.

Việc đứng lâu sẽ khiến chân bị sưng và đau, thi thoảng còn khiến bạn bị chuột rút và đau phần bụng dưới. Khi ngồi lâu, bạn nên gác chân lên một chiếc ghế cao để cảm thấy dễ chịu hơn.

Âm đạo cũng tiết dịch nhầy nhiều hơn. Đây là điều bình thường nhưng nếu bạn thấy âm đạo chảy máu, dịch có màu vàng và mùi khó chịu, bụng đau liên tục thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Hai đầu vú cũng lớn dần và thâm lại. Có một hiện tượng mà mẹ cần lưu ý đó là quanh quầng vú có thể mọc những nốt mụn nhọt gọi là Montgomery để giúp cho hai đầu vú sẵn sàng tiết sữa. Vậy nên mẹ đừng cố gắng nặn nó đi nhé.

Do lượng hóc môn tăng lên hiện tượng lông mọc dày và rậm hơn bắt đầu xuất hiện.

Tuần thai thứ 7, bạn cũng có thể mọc rất nhiều mụn do sự thay đổi của hormone trong thời kỳ mang thai. Lúc này mẹ có thể tìm đọc thêm sách báo, tham gia diễn đàn các bà mẹ hoặc tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để học hỏi thêm cách chăm sóc bé trong thai kỳ cũng như sau khi bé sinh ra.

Về chế độ ăn uống, mẹ nên bổ sung các chất béo tốt từ cá, bơ, dầu thực vật, các loại hạt để giúp bé phát triển não bộ và hệ thần kinh, các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng. Đừng quên bổ sung thêm chất sắt vào trong khẩu phần ăn để cung cấp tế bào hồng cầu cho bé.

Đây cũng là lúc thích hợp để bố mẹ thông báo với người thân về sự có mặt của bé. Đặc biệt với bố, mẹ hãy để bố cùng đi khám thai, tìm hiểu về sự phát triển của bé, tham gia các lớp học chăm sóc mẹ bầu và trẻ sơ sinh…

Lời khuyên bổ ích dành cho mẹ trong tuần thai thứ 7

Exit mobile version