Đột quỵ là một bệnh cực kì nguy hiểm nhưng cũng khá khó phát hiện nếu không được trang bị đầy đủ kiến thức. Vì vậy hãy theo chân chúng tôi để tìm hiểu về phương pháp phát hiện bệnh và 8 biện pháp ngăn ngừa.
Phương pháp phát hiện nguy cơ đột quỵ
Phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ không khó, thậm chí chỉ cần bỏ ra 1 phút, bạn hoàn toàn có thể chẩn đoán được chỉ bằng một động tác đơn giản, đó là thử động tác Kim kê độc lập (gà vàng đứng 1 chân).
Thử thách này xuất phát từ nghiên cứu của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản) với trên 1.387 người, độ tuổi trung bình 67 cho thấy có đến 95,8% không đứng được quá 20 giây khi giữ thăng bằng 1 phút. “Bác sĩ nói: nếu đứng 1 chân mà không quá 20 giây thì tiềm ẩn nguy cơ cao bị đột quỵ”. Theo các bác sĩ, với những người tham gia thử thách thất bại được chụp cộng hưởng từ não bộ (MRI) để đánh giá tình trạng các mạch máu não. Điều bất ngờ là có đến 50,5% người xuất hiện 1-2 ổ nhồi máu lỗ khuyết (tắc động mạch nhỏ nằm sâu trong não) và 45,3% có 1-2 điểm vi xuất huyết (chảy máu rất ít trong não).
Các chuyên gia gọi đây là đột quỵ “thầm lặng”. Việc không thể không đứng được quá 20 giây là dấu hiệu cho thấy thần kinh và não đang gặp trục trặc (tắc nghẽn mạch máu não, chảy máu trong não…). Lời khuyên của những nhà nghiên cứu: Nam giới tuổi 40 có thể tranh thủ một phút rảnh rỗi thực hiện tại nhà, văn phòng làm việc, hoặc bất cứ nơi đâu. Chỉ cần đứng bằng một chân trong vòng 60 giây là có thể kiểm tra nhanh nguy cơ mắc chứng đột quỵ não trong tương lai.
Cách ngăn ngừa đột quỵ
Theo khuyến cáo của hội đột quỵ Hoa Kỳ và hội tim mạch hoa kỳ:
– Ai cũng có rủi ro bị đột quỵ, càng lớn tuổi thì các rủi ro càng cao. Các khuyến cáo ngăn ngừa hiện nay nhằm vào kiểm soát các bệnh mãn tính (lâu dài), thay đổi lối sống, và cùng chủ động chăm sóc sức khỏe với BS.
– Hội đột quỵ Hoa Kỳ đưa ra 8 điều nhằm giảm rủi ro đột quỵ:
Thường xuyên theo dõi các yếu tố có liên quan đến nguy cơ gây đột quỵ như khiểm tra huyết áp, kiểm tra đường máu (đối với bệnh nhân bị đái tháo đường) và các chỉ số quan trọng khác.
Ăn uống khỏe mạnh với chế độ cân bằng, gồm có rau củ quả tươi, fiber(chất xơ), đạm và chất béo vừa phải.(tham khảo tháp dinh dưỡng ở hình bên dưới)
Giữ cơ thể vận động thường xuyên như tập thể dục đều đặn. Tập thể dục được tính là 150 phút tập nhẹ mỗi tuần (hay gần 1g tập 3 lần mỗi tuần) hoặc 75 phút tập nặng (25 phút một lần và 3 lần mỗi tuần).
Theo dõi cân thường xuyên. Cân nặng, đặc biệt là thừa cân và béo phì là những rủi ro rất nguy hiểm cho đột quỵ
Không hút thuốc vì đây là một rủi ro cao có thể dẫn đến đột quỵ. Lưu ý là hút thuốc thụ động (ở chung nhà với người hút thuốc) cũng tăng rủi ro đột quỵ
Kiểm soát các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bị mỡ máu. Các bệnh này đều làm mạch máu dần dần nhỏ hẹp, xơ cứng, dẫn đến đột quỵ
Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của Bác sĩ, ngay cả khi các bệnh đã kiểm soát hoàn toàn. Một số bệnh nhân khi thấy huyết áp đã ổn định thì ngưng thuốc điều này là cực kì nguy hiểm.
Chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của mình cùng với Bác sĩ, tích cực trao đổi với bác sĩ để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Ở trên là các chia sẻ của Daklak.me về bệnh đột quỵ, rất mong các kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn đọc và người thân của mình có thể phòng và điều trị một cách hiệu quả nhất.
—Daklak.me—