đo huyết áp

Những điều người cao huyết áp phải đọc qua 1 lần

Cao huyết áp (tăng huyết áp) là một bệnh mạn tính gây ra nhiều biến chứng và có tỷ lệ tử vong cao. Không chỉ vậy, tăng huyết áp còn được ví là “kẻ giết người thầm lặng” bởi triệu chứng bệnh rất khó nhận biết, thường chỉ thoáng qua. 

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là bệnh mãn tính trong đó áp lực máu hệ thống động mạch tăng cao. Từ đó gây ra các biến chứng cực kì nguy hiểm mà người mắc cần cân nhắc.

Tăng huyết áp là bệnh thuờng gặp và gia tăng theo tuổi, chiếm 8-12% dân số. Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ tăng huyết áp như tiểu đường, thuốc lá, tăng lipid máu và di truyền.

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong. Vì vậy, tuy cao huyết áp là bệnh phổ biến nhưng người bệnh không được chủ quan về nó.

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Để đánh giá huyết áp của một người phải dựa trên 2 chỉ số. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):

Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.

Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.

Để trả lời cho vấn đề “Huyết áp cao là bao nhiêu”, hàng loạt các hướng dẫn điều trị của những quốc gia, hiệp hội và nhiều nhà khoa học hàng đầu về tim mạch trên thế giới đã được đưa ra. Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại nước ta hiện nay thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:

Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg

Tiền tăng huyết áp khi:

Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg

Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp. Tình trạng tăng huyết áp sẽ tạo nên những triệu chứng và đó cũng là dấu hiệu để phát hiện tăng huyết áp.

Triệu chứng cao huyết áp điển hình cần ghi nhớ

Huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số trường hợp có thể xuất hiện một số dấu hiệu nhưng thường không rõ ràng. Chỉ khi bệnh tăng huyết áp trở nặng, người bệnh mới cảm nhận rõ ràng những triệu chứng tăng huyết áp.

Một số triệu chứng điển hình nghi ngờ bệnh tăng huyết áp:

Bệnh tăng huyết áp không có các triệu chứng dữ dội và đặc trưng. Vì vậy, bệnh cao huyết áp rất khó phân biệt được các bệnh khác. Tuy nhiên, kiểm tra huyết áp khá dễ dàng vì vậy không làm khó khăn trong việc chuẩn đoán.

Chẩn đoán

Hiện nay việc chẩn đoán dựa vào máy đo huyết áp. Máy đo huyết áp có nhiều loại nhưng hiện nay để thuận tiện kiểm tra huyết áp tại nhà, nên máy đo huyết áp điện tử là một lựa chọn phù hợp.

Một số lưu ý khi chuẩn bị kiểm tra huyết áp để có kết quả chính xác nhất:

Ở trên là những chia sẻ của Daklak.me về bệnh cao huyết áp. Rất mong các kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn đọc và người thân của mình, để kiểm soát huyết áp một cách tốt nhất.

Exit mobile version