Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi ngủ ít hơn 8 tiếng/ngày?
Hậu quả sức khỏe của việc thiếu ngủ, mất ngủ sẽ khiến bất kỳ ai cũng phải giật mình và lo sợ. Quá nguy hiểm!
1. Não hoạt động kiểu… đù đờ
Theo CDC, ngủ không đủ giấc là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, hơn 1/3 số người trưởng thành ở Mỹ ngủ ít hơn số giờ được khuyến nghị (7-8 tiếng). Bất kể lý do gì, ngủ ít đều ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não, làm suy yếu khả năng giải quyết vấn đề, làm chậm tốc độ nhận thức và giảm các kỹ năng tư duy xây dựng và suy luận logic.
2. Hay quên
Một tác động khác của ngủ ít là không có khả năng lưu giữ ký ức. Giấc ngủ REM chuyển thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn. Khi bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ bỏ lỡ REM và điều này ảnh hưởng đến bộ nhớ.
3. Cáu kỉnh
Thiếu ngủ ảnh hưởng đến tâm trạng. Nó khiến bạn nhìn mọi thứ tiêu cực hơn bởi vì cảm xúc dễ biến động hơn. Quét MRI não cho thấy những người không ngủ đủ giấc có sự giảm kết nối giữa các trung tâm não, làm tăng khả năng phản ứng, sợ hãi và tức giận, theo slavour.
4. Nhiều khả năng bị trầm cảm
Tiến sĩ, chuyên gia hành vi giấc ngủ Richard Shane thông tin rằng kết quả một nghiên cứu lớn cho thấy những người mất ngủ mạn tính có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 10 lần. Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ thậm chí đề nghị người dân làm nhật ký giấc ngủ để giúp bác sĩ chẩn đoán và quyết định phương pháp điều trị tốt nhất.
5. Đưa ra những đánh giá tệ hại
Bộ phận Y học Giấc ngủ của Trường Y Harvard (Mỹ) cho biết thiếu ngủ đóng vai trò trong nhiều thảm họa khét tiếng bao gồm vụ nổ hạt nhân tại Chernobyl, vụ tràn dầu Exxon Valdez và vụ nổ Challenger. Nhưng ngay cả khi công việc của bạn ít có khả năng gây ra thảm họa “siêu to khổng lồ” như thế thì hiệu suất công việc của bạn vẫn bị ảnh hưởng nếu thiếu ngủ. Vì thiếu ngủ khiến bạn giải quyết vấn đề kém, chấp nhận rủi ro cao hơn và phong cách quản lý kém, tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng Michael J. Breus nói trên slavour.
6. Lái xe gây nguy hiểm
Bác sĩ Kushida chia sẻ rằng ngủ ít đã được chứng minh là làm giảm khả năng cảnh giác và các chức năng nhận thức bậc cao như chức năng điều hành. Nó làm chậm thời gian phản ứng tương đương với lái xe khi say rượu, chưa kể đến nguy cơ ngủ gật sau tay lái!
Cơ quan an toàn giao thông Mỹ thống kê, lái xe buồn ngủ là nguyên nhân gây ra trung bình 82.000 vụ tai nạn/năm.
7. Bệnh tim mạch
Không ngủ đủ giấc có khả năng gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tim mạch của bạn, bao gồm nguy cơ bị huyết áp cao, đau tim và đột quỵ.
8. Làn da bị tàn phá
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào và có tác dụng đối với tình trạng viêm trong cơ thể, người thiếu ngủ được coi là kém hấp dẫn. Vaishal Shah, bác sĩ Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ tại Phòng khám Cleveland lưu ý da xỉn màu, bọng mắt, da vùng mắt tối màu đi có thể là triệu chứng thiếu ngủ.
9. Tăng cân
Tác dụng phụ không mong muốn của mất ngủ là tăng cân. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thiếu ngủ cản trở các hoóc môn liên quan đến việc điều chỉnh cân nặng. Thừa cân và béo phì có liên quan đến ngủ ít hơn 7giờ/đêm, ông Carl Bazil, giám đốc Khoa giấc ngủ và động kinh tại Trung tâm y tế Đại học Columbia (Mỹ) nói với slavour.
10. Chán làm tình
“Mệt mỏi và mất ngủ làm giảm hứng thú tình dục, ngoài ra còn làm giảm testosterone ở nam giới ”, bác sĩ Kushida nói.
11. Dễ bệnh
Thiếu ngủ làm suy yếu hệ thống miễn dịch và các bộ phận của cơ thể, làm tăng khả năng tiếp xúc với vi rút dẫn đến việc bạn hay ốm vặt. Thậm chí, vắc xin có thể bị tổn hại và góp phần vào nguy cơ mắc các bệnh bao gồm cả ung thư.
12. Tập thể dục không nổi
Bạn sẽ tập thể dục ít hơn nếu thiếu ngủ. Mà nếu tập thể dục, hiệu suất thể thao cũng bị ảnh hưởng do bạn phản ứng chậm hơn và ít năng lượng, theo slavour.
13. Buồn ngủ nhiều hơn
Ngủ ít thì buồn ngủ hơn là đúng rồi. Tiến sĩ Bazil nói rằng có bằng chứng cho thấy “nợ ngủ” là có thật. Khoản nợ này tích lũy với tình trạng thiếu ngủ liên tục, dẫn đến sự suy giảm tỉnh táo, sự tập trung và chức năng bộ nhớ. Nợ ngủ có thể tồn tại ngay cả sau khi bạn ngủ bù.
Ăn được ngủ được là tiên. Hãy theo lời các chuyên gia có giấc ngủ như “tiên”: đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, hạn chế cafein và rượu khi gần giờ ngủ, tập thể dục sớm hơn, tránh xem máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ, giữ cho phòng ngủ tối và mát mẻ.
Nguồn: Báo thanh niên