Ảnh hưởng Biến thể Omicron với người tiêm vaccine thế nào?
“Siêu biến thể Covid-19” Omicron được các chuyên gia đánh giá cơ khả năng lây nhiễm gấp 500% biến thể đang hoành hành là Delta. Vậy Omicron có thể tác động thế nào với người đã tiêm 2 mũi vaccine?
Biến thể Omicron được phát hiện lần đầu tại Nam phi và nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia trên thế giới.
Điều tồi tệ là loại siêu biến thể này có khả năng lây nhiễm hơn 500% biến thể Delta và có khả năng tránh miễn dịch từ vaccine.
Tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 có thể kháng biến thể Omicron?
Lấy trường hợp như Vaccine đang có tại Anh đều hoạt động theo phương thức giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết virus và chống lại các protein gai của virus, từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của chúng lên tế bào con người. Các nhà khoa học phát hiện ở Omicron có đến 30 đột biến ở gai protein. Trong đó có 10 đột biến liên quan đến RBD (vùng liên kết thụ thể). Theo đó, RBD là khu vực đặc biệt cho phép virus liên kết với thụ thể ACE2 và vùng tận cùng N (NTD). Khi so sánh, nó gấp 5 lần Delta khi biến thể này chỉ có 2 đột biến ở RBD mà thôi.
Tuy nhiên, kể cả khi virus Covid-19 có sự biến đổi, sẽ vẫn có những khu vực mà kháng thể và tế bào T (lympho T – tế bào tạo miễn dịch) phản ứng lại, được phát triển ở những người đã tiêm vaccine hoặc khỏi bệnh.
Theo Danny Altmann – Giáo sư miễn miễn dịch học tại Đại học Imperial College London: “Dựa theo thông tin có được từ Nam Phi, biến thể Omicron không quá nghiêm trọng. Hầu hết những người phải đến bệnh viện điều trị đều chưa được tiêm phòng. Đồng nghĩa vaccine ngừa Covid-19 dường như vẫn hiệu quả”.
Tế bào T có khả năng nhận biết và tấn công những tế bào nhiễm virus. Kết hợp với sự hướng dẫn của tế bào B, cơ thể sản sinh kháng thể, cho bạn sự bảo vệ nhất định.
Vaccine vẫn có hiệu quả, nhưng mức độ ra sao?
Câu hỏi đặt ra là khả năng bảo vệ của tế bào T đối với người sau khi tiêm đến đâu? Các nghiên cứu cho thấy, người tiêm 2 mũi vaccine vẫn có khả năng nhiễm biến thể Delta Nhưng nó thấp hơn gấp 3 lần so với người chưa tiêm. Đặc biệt, nguy cơ tử vong thấp hơn đến 9 lần.
“Tôi nghĩ mức độ bảo vệ chỉ giảm đi đối với biến thể Omicron, chứ không biến mất hoàn toàn” Giáo sư Paul Morgan, nhà miễn dịch học từ ĐH Cardiff (Anh) chia sẻ.
“Virus sẽ không thể loại bỏ toàn bộ các biểu mô trên bề mặt, vì nếu làm vậy các gai protein sẽ không thể hoạt động được nữa. Nghĩa là dù kháng thể và tế bào T từng chống lại các biến chủng trước kia có khả năng không hiệu quả, sẽ vẫn còn một phần nào đó có tác dụng.”
Ông Morgan cũng cho rằng tiêm thêm mũi vaccine thứ 3 cũng là một nước đi khôn ngoan để tăng cường miễn dịch cho cộng đồng.
Mối nguy cơ lớn nhất là dành cho nhóm người chưa tiêm chủng. Với khả năng lây nhiễm mạnh, Omicron khiến lượng người nhiễm bệnh tăng nhanh, khiến vượt quá ngưỡng chịu đựng của hệ thống y tế.
Viễn cảnh tích cực cho người đã tiêm chủng 2 mũi vaccine
Theo ông David Matthews, giáo sư virus học từ ĐH Bristol (Anh), những người tiêm 2 mũi vaccine đã từng nhiễm Delta sẽ sẽ sở hữu một hệ miễn dịch rất rộng, đủ để xử lý phần lớn các biến chủng mới.
Chúng ta vẫn chưa biết khả năng lây nhiễm thật sự của biến thể Omicron đối với cộng đồng đã phủ vaccine diện rộng đến đâu. Do đó, không nên quá hoảng loạn, cũng đừng chủ quan, mà phải luôn tuân thủ theo quy định phòng chống dịch.
“Nhiều khả năng những người đã được tiêm 2 hoặc 3 liều vaccine sẽ có sự bảo vệ tốt hơn trước biến thể Omicron. Hoặc cũng có thể các loại vaccine hiện có không hiệu quả khi chống lại nó. Chúng ta vẫn chưa có đủ thông tin để đánh giá” – Tiến sỹ Peter English, chuyên về lĩnh vực kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm cho hay.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của thuốc kháng virus như Molnupiravir được cho là có phản ứng tích cực đối với biến thể Omicron. Những phương pháp điều trị hiện hành như dexamethasone nhiều khả năng vẫn sẽ hiệu quả, vì nó nhắm vào phản ứng của cơ thể thay vì tấn công trực tiếp vào virus.
Và cuối cùng, khả năng biến chuyển và đáp ứng của các loại vaccine hiện nay cũng là rất nhanh nhờ vào công nghệ mới, nếu như thực sự Omicron có thể né tránh được hoàn toàn miễn dịch từ vaccine.
“Công nghệ mARN và vaccine vector định hướng cho phép sửa đổi vaccine rất nhanh để đáp ứng với biến thể mới. Nghĩa là sẽ có vaccine mới được tạo ra rất nhanh để dành riêng cho nó, có khi chỉ trong vòng vài tháng.”
Virus Covid-19 có thể biến đổi không ngừng. Sự xuất hiện của Omicron là một ví dụ điển hình. Nó cũng là một thách thức lớn mà chúng ta cần vượt qua để thoát khỏi đại dịch. Nhưng nó khó lòng đưa thế giới trở về thời kỳ giống như cách đây 1 năm. Bởi vì càng nhiều người tiêm chủng thì con đường thoát khỏi đại dịch càng gần.
Nguồn dịch: The Guardian