Hiểu khổ
(1) Câu chuyện dẫn dắt
Thiền sư hỏi các đệ tử: “Các con có thể cho biết, trên đời này cái gì là khổ nhất?”
-Đồ đệ thứ nhất nói: “Con người khổ nhất là do lòng tham dục phát sinh quá mức, khi sự tham dục không được thỏa mãn, con người sẽ cảm thấy khổ đau. Nó có thể dằn vặc, hành hạ mình ghê gớm. Nhiều người chịu không nỗi phải quyên sinh tự tử”.
-Đồ đệ thứ hai nói: “Trong cuộc sống, khổ nhất là không được ăn uống no đủ, sự thèm khát trong thiếu thốn, làm cho con người ta khốn khổ, không gì có thể so sánh được”.
-Đồ đệ thứ ba nói: “Con người khổ nhất là khi tức giận, oán thù một ai đó, mặt mày trông dữ tợn, hiện tướng bốc lửa từ ánh mắt, ngay khi sân giận đó, đã làm cho tâm khổ não bất an”.
-Đồ đệ thứ tư nói: “Con người khổ nhất là nỗi sợ hãi trước dịch bệnh truyền nhiễm, sự khủng bố của con người, cho nên không có một giây phút nào cảm thấy bình an”.
Sau khi các đồ đệ trình bày quan điểm của mình về “cái gì là khổ nhất”, thiền sư nghe xong mới nói: “Các con đều chưa nói được cái gốc của khổ, tất cả những điều các con nói chỉ đúng một phần thôi, giống như người mù sờ voi vậy.
Trong số các con, có người từng là chim bồ câu tái sinh nên mới nói rằng tham dục là khổ, có người kiếp trước làm con chim ưng bị đói khát nên cho rằng sự đói khát là khổ, có người là rắn độc tái sinh nên nghĩ sân hận là khổ não, có người kiếp trước là thỏ nên luôn cảm thấy sợ hãi là khổ. Có khi kiếp trước là con thạch sùng, hễ cái gì trôi qua là tiếc nuối, nhất là tuổi thanh xuân. Tất cả từ con người cho đến loài có tình thức, đều phải chịu sự chi phối của “sinh-lão-bệnh-tử”, cho nên đau khổ vô cùng tận, không luận là sang hèn.
(2) Bình luận
(a) Nỗi khổ có khi hơn một kiếp nhân sinh, đến chúng ta. Các đồ đệ đã quy các nỗi khổ mình ra là nỗi khổ nhân gian.
(b) Con người chịu 7 loại khổ trực giác (quan sát được): sinh, lão, bệnh, tử (vạn vật thì thành, trụ, hoại, diệt). Còn 3 loại khổ khác: những gì yêu thích thì tan biến (quy luật hợp tan) (ảnh minh họa là biệt ly khổ), những mong muốn mà không có được và những gì mà mình không thích thì ở trước mắt.
(c) Nhà phật không bao giờ tán thán hay thừa nhận sự hiện hữu, bởi vì còn hiện hữu, là còn tái sinh, là còn khổ. Ngay cả niềm vui và hạnh phúc cũng là khổ bởi vì chúng đến và đi, không bền vững.
(d) Nếu các bạn để ý một chút thì có tới 2 cái khổ do vô minh: Cái khổ thứ nhất, là không hiểu được duyên sinh tụ hội. Một chút thử thách về “sân hận” của bạn, liệu có còn không? Mức độ hay độ lớn của “sân hận” như thế nào? Cái khổ thứ hai, là dính, mắc, kẹt, hay sa vào tham, sân, si.
(5) Hành khổ: Khi xác định đối tượng là trung tính, tức không yêu, không ghét, thì lập tức phát sinh thái độ tìm kiếm một đối tượng khác, dễ chịu hơn để thay thế đối tượng trung tính đó. Vì vậy cái phát sinh trong nội tâm kẻ phàm phu là cái khổ “đi tìm kiếm” hay si mê hình mẫu trong tâm, gọi là hành khổ. Mà tại sao lại là hành khổ? Hành ở đây là hành động, tức là hành động tìm kiếm khác trong sự si mê, điên loạn, cho nên đau khổ.
Bài tiếp theo: Giảm khổ