mang-le-luoc

Măng le – Món quà của núi rừng Tây Nguyên

Thổ nhưỡng đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên là đất đỏ bazan màu mỡ, cộng với địa hình có nhiều rừng tự nhiên nên nổi tiếng với nhiều loại măng tre, măng trúc, măng rừng… Trong đó, nổi bật nhất là măng le vì ngọt. , nhiều thịt và vị không đắng.

Măng được lấy từ cây le – một loại cây thuộc họ Tre, không có gai, thân dẻo, thường mọc thành từng chùm, thậm chí lan rộng cả một vùng.

Tôi nhớ khi còn nhỏ, vào mùa măng, những đứa trẻ gần đó thường theo mẹ vào rừng hái măng. Lựa chọn măng thật khéo, nếu không măng sẽ bị già. Tưởng chừng như là một công việc đơn giản nhưng kỹ thuật đào măng cũng cần phải đúng cách để lấy được những phần măng ngon nhất.

Vào mùa bẻ măng, do số lượng măng tươi nhiều, không bảo quản được lâu nên người dân dùng dần măng khô hoặc ngâm chua để ăn. Cách ngâm măng của người Êdê hơi khác, họ thường cho muối trực tiếp vào măng tươi thay vì ngâm nước muối, sau đó cho vào chum, vại và đậy nắp kín. Cách làm này giúp măng giữ được lâu mà không bị quá chua hoặc bị hỏng, có thể bảo quản được cả năm.

Mùa măng mọc bắt đầu từ cuối tháng 4 đến tháng 9, khi từng cơn mưa ầm ào trút xuống cũng là lúc từng đợt măng non bắt đầu bung búp. Măng le tươi có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. DakLak.me trân trọng chia sẻ cùng bạn đọc một số món phổ biến:

Măng le luộc

Đây là cách đơn giản và giữ được hương vị nguyên bản của măng. Chỉ cần rửa sạch măng, bỏ vào nồi luộc chín kỹ rồi vớt ra để ráo nước. Thêm chén nước mắm ngon, chua cay đậm đà, làm bật lên vị ngọt tự nhiên của măng le luộc.

Măng le xào thịt heo

Măng được luộc chín tới, bào mỏng vừa phải; thịt heo cắt miếng vừa ăn, ướp sẵn gia vị. Đun nóng chảo dầu, phi tỏi cho thơm rồi xào thịt heo trước khi cho măng vào, đảo đều tay cho măng chín tới, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, thêm ít ngò gai hoặc lá gừng non cho thơm. Sau đó bỏ ra dĩa và ăn với cơm nóng là tuyệt cú mèo.

Măng le hầm xương

Dùng xương heo hoặc xương giò rửa sạch, ướp gia bị rồi xào sơ trước khi cho vào nồi hầm. Măng để nguyên củ hoặc cắt khúc vừa ăn. Đun cho đến khi nước sôi thì cho măng vào hầm chung với xương tới khi măng chín mềm, nêm gia vị vừa miệng là được.

Măng le tước trộn (gỏi măng)

Măng tươi luộc chín kỹ rồi thái sợi. Có thể dùng thịt ba chỉ, tai heo hoặc tôm nõn trộn cùng, thêm gia vị và rau thơm, hạt mè hoặc đậu phộng rang. Đặc biệt, người Êđê thường không thái măng mà tước măng thành sợi (bằng cách sử dụng que tăm nhọn hoặc đầu dao nhọn để làm tơi sợi măng).

Ngoài măng tươi, măng khô hay măng chua cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Đặc biệt, người Êđê thường dùng măng chua nấu với thịt gà hoặc cá suối, cho thêm ớt hiểm cay xè, ăn vào những ngày trời lành lạnh hoặc mưa phùn, cảm giác miếng canh ấm ăn vào tê tê nơi đầu lưỡi và lan ra ấm toàn thân.

Vì vậy, măng le là một loại thực phẩm thơm ngon, đặc sản của núi rừng Tây Nguyên. Hi vọng bạn đã có những thông tin hữu ích qua bài viết này.

Xem thêm: Lễ hội sầu riêng huyện Krông Păk lần thứ nhất

Exit mobile version